05 khó khăn Shop nhỏ lẻ phải đối mặt trong TMĐT 2016

canh tranh thương mai dien tu

Thương mại điện tử tiếp tục phát triển, đặc biệt trong ngành bán lẻ. Các Shop online ngày càng nhiều, các cửa hàng truyền thống cũng đều mở rộng kênh bán hàng online. Bởi đây vốn dĩ là kênh cần ít nguồn lực và nhân công nhất.

Nhưng ngược lại, khi thị trường bùng nỏ, các tập đoàn lớn quay sang bán lẻ thì các Shop nhỏ lẻ sẽ gặp nhiều khó khăn trong năm 2016 tới.

#1. Cạnh tranh về giá và phí giao hàng

Giá là yếu tố cạnh tranh cao nhất giữa các Shop online. Bởi đơn giản, hàng chục, hàng trăm Shop online bán 1 mặt hàng và không cần phải “lượn” nhiều, khách hàng chỉ cần vài thao tác nhỏ là có thể so sánh giá giữa các sản phẩm tương đồng ngay lập tức .Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến các Shop nhỏ lẻ, khó mà cạnh tranh với chuỗi cửa hàng hoặc các hang thuộc tập đoàn lớn, được trợ giá nhiều.

mien phi giao hang

Tiếp đó là miễn phí giao hàng đã trở thành điều tất yếu, các Shop nhỏ lẻ càng gồng mình để chịu thêm phần chi phí này. Trong khi các doanh nghiệp lớn sẽ phân bổ kho dải dác trong khu vực và ngoại tỉnh để giảm thiểu tối đa chi phí vận chuyển cũng như tăng tốc thời gian giao hàng

Vì vậy, các Shop nhỏ lẻ cần phân bổ kho hợp lý hoặc áp dụng mô hình dropshipping nhằm đẩy mạnh mức cạnh tranh về giá, chi phí giao hàng và thời gian giao hàng

#2 Cạnh tranh với các nhà sản xuất

Theo mô hình cũ, các Shop sẽ mua lại hoặc tìm nguồn hàng từ nhà sản xuất để kinh doanh, Tuy nhiên, khi thương mại điện tử ra đời, chi phí giảm thiểu và cách thức vận hành đơn giản, các nhà sản xuất có xu hướng quay sang tham gia bán lẻ. Như vậy, vừa là nhà cung cấp vừa là đối thủ cạnh tranh của các Shop online

thuong mai dien tu

#3 Cạnh tranh bán hàng trên kênh mạng xã hội

Năm 2016, mạng xã hội tiếp tục vừa là kênh bán hàng hiệu quả nhất, vừa là công cụ marketing lý tưởng nhưng mức độ cạnh tranh ngày càng gia tăng

Facebook và Pinterest vẫn là nguồn dẫn lượng truy cập lớn cho thương mại điện tử. Và khách hàng sử dụng chính kênh này để tìm kiếm sản phẩm mình yêu thích

Thêm vào đó là sự bùng nổ các nút mua hàng trên kênh mạng xã hội, điều này có thể dẫn tới chính mạng xã hội sẽ là kênh bán hàng thương mại điện tử trong năm 2016.

Và các Shop nhỏ lẻ cần nắm được xu hướng này để tiếp cận sớm, có thể bán hàng trực tiếp và cạnh tranh

#4 Cạnh tranh lòng trung thành của khách hàng

Yếu tố khách hàng luôn là quan trọng nhất đối với Shop trong thương mại điện tử trong những năm tới. Nhưng chắc rằng, các Shop có nhiều cơ hội hơn để mua lòng trung thành của khách hàng thay vì tìm kiếm khách hàng mới.

Do số lượng khách hàng không lớn, các Shop nên kết hợp đa kênh để tăng tương tác khách hàng: Qua các kênh như trả lời tin nhắn nhanh, gửi email marketing, gọi điện xác nhận đơn hàng, chính sách đơn hàng đổi trả phù hợp…

#5. Cạnh tranh về yếu tố nội dung

Sáng tạo và tạo yếu tố thu hút bất ngờ, đó là yêu cầu về nội dung mà Shop cần phải hướng tới để xây dựng. Nội dung đã trở thành yếu tố chiến thuật quan trọng để thu hút khách hàng mới cũng như níu chân khách hàng cũ. Xu hướng nội dung của thương mại điện tử sẽ bùng nỏ đó video

Các Shop nhỏ lé có rất  nhiều công cụ online để tạo video và ứng dụng các hiệu ứng, âm thanh nhằm tăng yếu tố hữu ích và tác động tới khách hàng ngay tức thì.

Nguồn Practicalecommerce

 

Phân loại bao bì hàng hóa [Phần 2 & Hết]

phan loai bao bi hang hoa

  1. Theo mức độ chuyên môn hoá bao bì:
  • Bao bì thông dụng: Có thể dùng để chứa đựng nhiều loại sản phẩm khác nhau.
  • Bao bì chuyên dùng:Chuyên dùng bao gói, chứa đựng một loại sản phẩm nhất định, thường là các sản phẩm có tính chất lý, hoá học, trạng thái đặc biệt. Ví dụ: các chất khí, hoá chất độc hại, dễ cháy nổ…
  1. Theo vật liệu chế tạo:
  • Bao bì gỗ: Dễ sản xuất, dễ sử dụng, có độ bền tương đối cao, có khả năng thu hồi sử dụng lại, vật liệu dễ khai thác. Nhưng tương đối nặng, chịu ẩm kém (dễ hút nước), dễ cháy, dễ bị phá hoại bởi các vật gặm nhấm (mối, mọt, chuột…).
  • Bao bì bằng kim loại: Khắc phục được các nhược điểm của bao bì bằng gỗ nhưng chi phí vật liệu cao, trọng lượng của một số kim loại nặng, do đó thường sử dụng cho các loại sản phẩm đặc biệt
  • Bao bì bằng giấy, carton và bìa: Phổ biến nhất hiện nay trên thị trường quốc tế và trong nước. Nó chiếm khoảng 70% các loại bao bì sử dụng.
  • Bao bì bằng thuỷ tinh, đồ gốm:Thường để chứa đựng các sản phẩm dạng lỏng như dược phẩm, hoá chất, rượu bia, nước giải khát… loại này không độc, không phản ứng với hàng hoá, nhưng rất dễ vỡ trong quá trình vận chuyển, xếp dỡ.
  • Bao bì hàng dệt: Vật liệu chủ yếu là các loại sợi đay, gai , vải, sợi nylon.. để chứa các loại sản phẩm dạng hạt rời. Loại này dễ chất xếp nhưng dễ bị côn trùng gặm nhấm và gây bụi bẩn.
  • Bao bì bằng mây, nứa, tre đan: Là loại bao bì nửa cứng, nguồn vật liệu dồi dào, sản xuất đơn giản, thường dùng chứa đựng hàng thực phẩm & tiêu dùng nhẹ.
  • Bao bì bằng các vật liệu nhân tạo, tổng hợp các loại vật liệu, như các loại bao bì được sản xuất từ chất liệu polime, cao su nhân tạo, màng chất dẻo, bao bì nhựa cứng… hoặc kết hợp nhiều loại vật liệu khác để sản xuất ra các loại bao bì đảm bảo được yêu cầu trong bảo quản, vận chuyển sản phẩm.
  1. Theo nguồn gốc của bao bì:
  • Bao bì các sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất: Là loại bao bì dùng để bao gói sản phẩm trong khâu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
  • Bao bì hàng hoá của các Doanh nghiệp thương mại:Là loại bao bì chứa đựng hàng hoá chia lô, ghép đồng bộ và vận chuyển hàng hoá trong kinh doanh của doanh nghiệp.

>>> Phân loại bao bì hàng hóa [Phần 1]

Phân loại bao bì hàng hóa [Phần 1]

bao bì hàng hóa

Bao bì hàng hóa là yếu tố thứ yếu & ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh. Trong sản xuất, bao vì cần được thiết kế phù hợp với thẩm mỹ của người tiêu dùng nhằm tạo hiệu ứng tốt ngay từ cái nhìn đầu tiên khi sản phẩm ra thị trường, tiếp nữa cần lưu ý tới vấn đề về môi trường, nhà sản xuất cần cân nhắc kỹ càng vật liệu đóng gói dễ dàng tái chế nhưng vẫn đảm bảo môi sinh. Trong kinh doanh, đóng gói sản phẩm trước khi giao hàng tiếp tục ảnh hưởng tới việc ra quyết định mua và quay lại Shop mua hàng lần sau của khách. Như vậy, bao bì ảnh hưởng trực tiếp tới sản phẩm & lưu thông sản phẩm
Từ những cơ sở phân loại bao bì dưới đây, Shop có thể nắm rõ hơn cơ sở và mục đích lựa chọn bao bì phù hợp nhất

1. Theo công dụng:

  • Bao bì trong:Là vật chứa đựng hàng hóa, trực tiếp tiếp xúc với sản phẩm & bán cùng sản phẩm. Vậy nên, giá trị của bao bì trong được cộng luôn vào giá trị sản phẩm. Ví dụ: Túi nylon trong, túi giấy, bình, chai, lọ thủy tinh,…
  • Bao bì ngoài (hay bao bì vận chuyển):Dùng để bảo vệ sản phẩm về cả số lượng & chất lượng trong quá trình chuyên chở. Ví dụ: Hộp carton, hộp gỗ, kim loại…

2. Theo số lần sử dụng:

  • Bao bì sử dụng một lần:Đây là loại bao bì được “tiêu dùng”cùng với sản phẩm. Do đó giá trị của nó được tính hết vào giá trị của sản phẩm.
  • Bao bì sử dụng nhiều lần:Loại này có khả năng sử dụng lại trong nhiều lần vận chuyển sản phẩm. Thường bao gồm các loại bao bì ngoài, bao bì trong, được sản xuất từ các vật liệu bền vững (như kim loại, chất dẻo tổng hợp…). Giá trị của chúng được tính từng phần vào giá trị của sản phẩm tiêu thụ.

3. Theo độ cứng (độ chịu nén):

  • Bao bì cứng:Có khả năng chịu được các tác động cơ học từ bên ngoài, tải trọng của sản phẩm bên trong, giữ nguyên hình dạng trong quá trình vận chuyển, xếp dỡ.
  • Bao bì nửa cứng: đầy đủ tính vững chắc khi thực hiện chứa đựng sản phẩm và vận chuyển; tuy nhiên bị giới hạn ở mức độ nhất định. Nó có thể bị biến dạng dưới sức nặng của hàng hoá, tác động sức ép khi chất đống hàng, tác động cơ học (va đập, rung xóc) khi vận chuyển.
  • Bao bì mềm:Dễ bị biến dạng & thay đổi khi chịu tác động của trọng tải hàng hoá và tác động cơ học từ bên ngoài. Thường dùng đối với các sản phẩm dạng hạt, bột, tác động bên ngoài không  ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Lịch sử của bao bì hàng hóa

lịch sử bao bì hàng hóa

Ngay từ thời cổ đại, khi chưa có thương mại, con người đã sử dụng lá cây để bao gói đồ vật, thức ăn… tiến tới là vỏ cây, da thú làm thành những vật dụng chứa đựng & bảo quản trong cuộc sống hàng ngày như chiếc giỏ để mang thức ăn kiếm được từ rừng về nơi trú ẩn. Đó là những bao bì đầu tiên, được các nhà khoa học phát hiện ra.

Tiếp nữa, với nhu cầu chứa chất lỏng và bảo quản lâu dài, người Trung Quốc đã phát minh ra bao bì bằng gốm cách đây tám ngàn năm. Tuy đồ gốm dễ vỡ và nhưng lại không gây nguy hiểm, độc hại tới môi trường sống. Và cho tới hiện nay, những hũ, bình, chai, lọ, vại bằng gốm, sứ vẫn được ưa chuộng và được nâng lên tầm tinh xảo thành mặt hàng cao cấp. Đồ uống hay đồ ăn được đựng, ngâm, bảo quản trong bao bì bằng gốm, sứ bao giờ cũng ngon hơn và giữ được lâu mùi vị đặc trưng.

Cách đây từ 4000 – 6000 năm, bao bì bằng thủy tinh ra đời và được sử  dụng ở Ai Cập. Bao bì thủy tinh đã khắc phục những nhược điểm của gốm như có thể tái sử dụng. Nhưng vẫn có nhiều hạn chế như khó thu hồi, tái chế gây ô nhiễm không khí

Cùng với sự phát triển của thương mại, bao bì luôn được nghiên cứu và tìm kiếm các vật liệu mới nhằm giảm thiểu chi phí, dễ vận chuyển, có khả năng tái chế, không gây nguy hại cho môi trường…

Người Trung Quốc đã phát minh ra giấy và theo đó, bao bì bằng giấy đã ra đời cách đây 2000 – 3000 năm. Bao bì giấy rẻ, nhẹ, dễ thu hồi, tái chế…Công nghệ bao bì giấy ngày càng phát triển vừa đảm bảo tính thẩm mỹ cao về thương hiệu, vừa đảm bảo an toàn cho sản phẩm và môi trường.

Và bao bì bằng nylon ra đời muộn nhất nhưng lại phát triển mạnh mẽ nhất do có nhiều tính năng như rất rẻ, tiện lợi, gọn nhẹ, dễ dàng tái chế… tuy nhiên đây lại trở thành vấn đề của toàn thế giới khi bao bì nylong gây ô nhiễm tới môi sinh & môi trường sống của con người.

Do đó, các quốc gia trên thế giới đều đang hướng tới nghiên cứu những vật liệu mới, hướng tới sử dụng các nguyên liệu tái chế, thân thiện với môi trường và vẫn đảm bảo được về tính thẩm mỹ của hình dáng, kích thước, màu sắc của thương hiệu

Shop cần thông tin gì trong chính sách vận chuyển

giao hàng tiết kiệm

Chính sách vận chuyển có thể đặt nhiều vị trí khác nhau trên website của Shop: Shop có thể đặt trên top menu, đặt trên banner lớn ngay trang chủ, đặt trên trang sản phẩm… hay đặt dưới chân trang.

Và chính sách vận chuyển sẽ thay đổi tùy theo từng loại sản phẩm được bán ra. Những sản phẩm khó hư hỏng khi vận chuyển sẽ có cước phí thấp, sản phẩm hàng tiêu dùng thì dễ dàng thay thế nếu bị hư hỏng hay mất mát sẽ chịu mức cước phí trung bình, hay các mặt hàng dễ vỡ, hàng cao cấp, hàng quý hiếm sẽ có chính sách vận chuyển khắt khe hơn và mức giá cũng cao hơn cả.

Vậy, chính sách vận chuyển cần những gì?

Shop cần xác định những tiêu chí sau dành cho chính sách vận chuyển của mình:

  • Đơn vị vận chuyển: Shop sẽ chọn đơn vị vận chuyển nào dành cho khách hàng của mình, sẽ chỉ sử dụng 1 đơn vị vận chuyển hay sẽ chọn đơn vị vận chuyển nội thành riêng, đơn vị vận chuyển lien vùng, lien tỉnh riêng
  • Thời gian xử lý đơn hàng: Bạn gom đơn hàng hay sẽ báo ngay lập tức cho đơn vị vận chuyển? Và tâm lý khách hàng thường luôn chờ đợi đơn hàng sẽ được giao sớm ngay 1-2 ngày hôm sau. Vậy nên bạn cần xác định rõ thời gian giao hàng để khách có những điều chỉnh phù hợp
  • Bảo hiểm: Nếu mặt hàng của Shop là những mặt hàng cao cấp, có giá trị từ 1 triệu trở lên, Shop nên khuyên cáo hoặc tự động mua bảo hiểm vận chuyển cho đơn hàng.
  • Đối trả đơn hàng: Shop có chấp nhận đổi trả đơn hàng? Và điều kiện đổi trả là gì? Mức phí đổi trả? Chi phí vận chuyển hàng đổi trả ai sẽ chịu?
  • Thông báo thiệt hại: Thời gian tối đa là bao lâu kể từ khi khách nhận được hàng bị hư hại cần phải báo lại cho Shop để được phép đổi trả.Thông  báo này sẽ giúp khách hàng kiểm tra cẩn thận khi nhận hàng cũng nhưng tránh  những than phiền hay mâu thuẫn phát sinh về chất lượng hàng hóa.
  • Cước phí: Thói quen của khách hàng sẽ là được miễn phí vận chuyển? Nếu Shop tính mức phí này thì cần thông báo rõ ràng từ trước khi thanh toán đơn hàng.
  • Thông tin liên lạc: Thông tin liên lạc của Shop là rất quan trọng, bạn cần đặt tại vị trí dễ tìm những thông tin thiết yếu như số điện thoại, địa chỉ, email…hay địa chỉ mạng xã hội Facebook, Google+…

Danh mục Mã số mã vạch các quốc gia trên thế giới

barcode, mã số mã vạch

Những điều cần biết về mã số  mã vạch EAN đã chi tiết về cấu trúc Mã số mã vạch và đặc biệt chỉ cho Shop cách kiểm tra hàng giả hàng thật từ mã vạch.

Các phần mềm đọc mã số mã vạch trên smartphone sẽ giúp Shop tiện lợi hơn để kiểm tra thông tin xuất xứ hàng hóa đâu là hàng thật, hàng giả. Shop có thể dễ dàng tải về từ Google Play hay iTunes thay vì việc sửng dụng máy quét mã số mã vạch. Một số phần mềm phổ biến & tiện lợi nhất hiện nay như:

  • BarcodeViet: Ứng dụng này sử dụng tiếng Việt có thể dễ dàng truy cập đối với tất cả người dùng Việt Nam, và cho phép nhận dạng các mã vạch trên sản phẩm của Việt Nam. Các thông tin chứa trong mã vạch sau đó sẽ được liệt kê ở bên dưới: nhà sản xuất, địa chỉ, số điện thoại liên lạc, giá sản phẩm, ngày cập nhật.
  • RedLaser: Ứng dụng này được xem là tốt nhất hiện nay. Cho phép kiểm tra cả mã vạch và QR code, ngoài ra còn cho người dùng biết thêm về những mặt hàng tốt, phổ biến trên thị trường. Phần mềm tích hợp 6 thứ tiếng khác nhau bao gồm Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Anh, tiếng Ý và cuối cùng là tiếng Pháp.
  • Bakodo: Ứng dụng này cũng đọc được bất kì mã vạch nào. Bakodo sẽ hiển thị thông tin dinh dưỡng, nhà sản xuất, giá bán và các thông tin kèm thèo như hướng dẫn sử dụng, cánh báo… Và Bakodo còn kết nối mạng xã hội.

Danh mục Mã số mã vạch các quốc gia đã đăng ký vào hệ thống GS1 quốc tế (GS1 Country)

Và thay vì việc bạn cần kiểm tra hay dò tìm thông tin sản phẩm Made in… quốc gia nào, chỉ cần đọc Mã số mã vạch, bạn có thể dễ dàng nhận biết quốc gia sản xuất của hàng hóa đó

  1. 000 – 019:     GS1 Mỹ (United States)
  2. 020 – 029:      Phân phối giới hạn (Restricted distribution) thường chỉ cung cấp cho sử dụng nội bộ (MO defined, usually for internal use)
  3. 030 – 039:      GS1 Mỹ (United States)
  4. 040 – 049:      Phân phối giới hạn (Restricted distribution) thường chỉ cung cấp cho sử dụng nội bộ (MO defined, usually for internal use)
  5. 050 – 059:      Coupons
  6. 060 – 139:      GS1 Mỹ (United States)
  7. 200 – 299:      Phân phối giới hạn (Restricted distribution) thường chỉ cung cấp cho sử dụng nội bộ (MO defined, usually for internal use)
  8. 300 – 379:      GS1 Pháp (France) mã vạch sản phẩm của Pháp
  9. 380:                GS1 Bulgaria
  10. 383:                GS1 Slovenia
  11. 385:                GS1 Croatia
  12. 387:                GS1 BIH (Bosnia-Herzegovina)
  13. 400 – 440:      GS1 Đức (Germany)
  14. 450 – 459 & 490 – 499: GS1 Nhật Bản (Japan) đầu số mã vạch của Nhật
  15. 460 – 469:      GS1 Liên bang Nga (Russia)
  16. 470:                GS1 Kurdistan
  17. 471:                GS1 Đài Loan (Taiwan)
  18. 474:                GS1 Estonia
  19. 475:                GS1 Latvia
  20. 476:                GS1 Azerbaijan
  21. 477:                GS1 Lithuania
  22. 478:                GS1 Uzbekistan
  23. 479:                GS1 Sri Lanka
  24. 480:                GS1 Philippines
  25. 481:                GS1 Belarus
  26. 482:                GS1 Ukraine
  27. 484:                GS1 Moldova
  28. 485:                GS1 Armenia
  29. 486:                GS1 Georgia
  30. 487:                GS1 Kazakhstan
  31. 489:                GS1 Hong Kong
  32. 500 – 509:      GS1 Anh Quốc – Vương Quốc Anh (UK)
  33. 520:                GS1 Hy Lạp (Greece)
  34. 528:                GS1 Li băng (Lebanon)
  35. 529:                GS1 Đảo Síp (Cyprus)
  36. 530:                GS1 Albania
  37. 531:                GS1 MAC (FYR Macedonia)
  38. 535:                GS1 Malta
  39. 539:                GS1 Ireland
  40. 540 – 549:      GS1 Bỉ và Lúc xăm bua (Belgium & Luxembourg)
  41. 560:                GS1 Bồ Đào Nha (Portugal)
  42. 569:                GS1 Iceland
  43. 570 – 579:      GS1 Đan Mạch (Denmark)
  44. 590:                GS1 Ba Lan (Poland)
  45. 594:                GS1 Romania
  46. 599:                GS1 Hungary
  47. 600 – 601:      GS1 Nam Phi (South Africa)
  48. 603:                GS1 Ghana
  49. 608:                GS1 Bahrain
  50. 609:                GS1 Mauritius
  51. 611:                GS1 Ma Rốc (Morocco)
  52. 613:                GS1 An giê ri (Algeria)
  53. 616:                GS1 Kenya
  54. 618:                GS1 Bờ Biển Ngà (Ivory Coast)
  55. 619:                GS1 Tunisia
  56. 621:                GS1 Syria
  57. 622:                GS1 Ai Cập (Egypt)
  58. 624:                GS1 Libya
  59. 625:                GS1 Jordan
  60. 626:                GS1 Iran
  61. 627:                GS1 Kuwait
  62. 628:                GS1 Saudi Arabia
  63. 629:                GS1 Tiểu Vương Quốc Ả Rập (Emirates)
  64. 640 – 649:      GS1 Phần Lan (Finland)
  65. 690 – 695:      GS1 Trung Quốc (China) là đầu số mã vạch hàng trung quốc
  66. 700 – 709:      GS1 Na Uy (Norway)
  67. 729:                GS1 Israel
  68. 730 – 739:      GS1 Thụy Điển (Sweden)
  69. 740:                GS1 Guatemala
  70. 741:                GS1 El Salvador
  71. 742:                GS1 Honduras
  72. 743:                GS1 Nicaragua
  73. 744:                GS1 Costa Rica
  74. 745:                GS1 Panama
  75. 746:                GS1 Cộng hòa Đô mi nic (Dominican Republic)
  76. 750:                GS1 Mexico
  77. 754 – 755:      GS1 Canada
  78. 759:                GS1 Venezuela
  79. 760 – 769:      GS1 Thụy Sĩ (Switzerland)
  80. 770:                GS1 Colombia
  81. 773:                GS1 Uruguay
  82. 775:                GS1 Peru
  83. 777:                GS1 Bolivia
  84. 779:                GS1 Argentina
  85. 780:                GS1 Chi lê (Chile)
  86. 784:                GS1 Paraguay
  87. 786:                GS1 Ecuador
  88. 789 – 790:      GS1 Brazil
  89. 800 – 839:      GS1 Ý (Italy)
  90. 840 – 849:      GS1 Tây Ban Nha (Spain)
  91. 850:                GS1 Cuba
  92. 858:                GS1 Slovakia
  93. 859:                GS1 Cộng hòa Séc (Czech) là đầu mã số mã vạch Cộng hòa Séc
  94. 860:                GS1 YU (Serbia & Montenegro)
  95. 865:                GS1 Mongolia
  96. 867:                GS1 Bắc Triều Tiên (North Korea)
  97. 868 – 869:      GS1 Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey)
  98. 870 – 879:      GS1 Hà Lan (Netherlands)
  99. 880:               GS1 Hàn Quốc (South Korea) là 3 số đầu mã hàng của Hàn Quốc
  100. 884:               GS1 Cam pu chia (Cambodia)
  101. 885:               GS1 Thái Lan (Thailand)  3 số đầu của mã sản phẩm hàng hóa Thái Lan
  102. 888:               GS1 Sing ga po (Singapore)
  103. 890:               GS1 Ấn Độ (India)
  104. 893:               GS1 Việt Nam (thuộc Châu Á)
  105. 899:                GS1 In đô nê xi a (Indonesia)
  106. 900 – 919:      GS1 Áo (Austria)
  107. 930 – 939:      GS1 Úc (Australia)
  108. 940 – 949:      GS1 New Zealand
  109. 950:                GS1 Global Office
  110. 955:                GS1 Malaysia
  111. 958:                GS1 Macau
  112. 977:                Dãy số tiêu chuẩn quốc tế dùng cho ấn bản định kỳ/  International Standard Serial Number for Periodicals (ISSN)
  113. 978:               Số tiêu chuẩn quốc tế dành cho sách/ International Standard Book Numbering (ISBN)
  114. 979:               Số tiêu chuẩn quốc tế về sản phẩm âm nhạc/ International Standard Music Number (ISMN)
  115. 980:                Refund receipts/ giấy biên nhận trả tiền
  116. 981 – 982:      Common Currency Coupons/ phiếu, vé tiền tệ nói chung
  117. 990 – 999:      Coupons/ Phiếu, vé
  118. 990 – 999:      Coupons/ Phiếu, vé

Shop cần làm gì để đáp ứng nhu cầu mua sắm dịp cuối năm

Mua sắm dịp cuối năm

Dịp cuối năm là thời điểm của các ngày Lễ, Tết và đặc biệt là thời điểm giao mùa này cũng là lúc mùa sale nở rộ. Hầu hết các Shop đều có chính sách ưu đãi, giảm giá sâu, đồng nghĩa với việc các đơn hàng sẽ gia tăng đột biến. Và Shop cần sẵn sàng từ kho hàng cho tới khâu thanh toán, vận chuyển để đáp ứng nhu cầu khách hàng luôn đến “cấp tập” tại cùng một thời điểm.

Lượng khách hàng và cả nhu cầu mua sắm đều tăng mạnh, nhưng khách cũng rất dễ từ bỏ Shop bởi họ có quá nhiều sự lựa chọn hấp dẫn xung quanh Shop và trong những thời điểm này, việc ra quyết định mua thường rất nhanh. Một số điểm Shop cần lưu ý để không bị mất một vài vị khách hàng và bỏ lỡ nhiều đơn hàng.

#1. Chuẩn bị nguồn lực

  • Nhân viên bán hàng cần nhất quán chính sách ưu đãi, khu vực giảm giá, quà tặng để tránh nhầm lẫn dẫn tới mâu thuẫn hay không hài lòng từ phía khách hàng
  • Người hỗ trợ chăm sóc khách hàng rất quan trọng, những cuộc điện thoại hay tin nhắn hỏi sản phẩm sẽ liên tục đổ về. Chủ Shop nên có thêm một người hỗ trợ trả lời nhanh chóng, chính xác. (Shop bỏ lỡ cuộc điện thoại, hay trả lời chậm tin nhắn sau 15 phút tức là Shop đã từ chối khách hàng).

#2. Chuẩn bị kho hàng

  • Số lượng sản phẩm của mỗi dòng hàng cũng cần được tăng lên đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách. Thay vì chuyển sang một dòng sản phẩm tương tự, những dịp này, khách sẵn sang từ bỏ Shop nếu họ không tìm được sản phẩm mong muốn.

#3. Sẵn sàng vận hành

  • Nhu cầu giao hàng trong ngày tăng mạnh. Khách sẽ không đủ kiên nhẫn và thời gian để chờ những đơn hàng giao chậm. Bởi lý do mua hàng là sử dụng ngay cho buổi tiệc hay chuẩn bị ngày lễ, Tết. Hơn nữa, Shop không chủ động được mà phải nhờ tới đơn vị giao hàng thực hiện giao các đơn hàng . Vậy Shop cần trao đổi và dự tính trước được số lượng đơn hàng cần giao để đơn vị vận chuyển đáp ứng kịp thời
  • Hạn chế miễn phí vận chuyển: Do nhiều sản phẩm giảm giá, nên Shop có thể vẫn tính phí cho mỗi đơn hàng. Và khách cũng sẵn sàng tới Shop lấy hàng để tiết kiệm chi phí và đảm bảo nhanh gọn.

Gấp hộp giấy với vài thao tác đơn giản

Hop giay

Thay vì những chiếc túi nylon hay chiếc hộp carton to quá cỡ, bạn có thể tự gấp hộp giấy vừa với mọi kích thước bạn muốn. Bạn cũng có thể chọn màu giấy theo sở thích, hay theo tone màu của đồ vật/ sản phẩm chứa bên trong hộp giấy. Nhất là đối với những sản phẩm nhỏ xinh như món đồ mỹ phẩm hay đồ phụ kiện, Shop có thể dễ dàng tự tạo một chiếc hộp giấy siêu đáng yêu, lại vừa vặn để đựng món đồ để giao tới tay khách hàng với nhiều ngạc nhiên

Dụng cụ chuẩn bị

Để gấp hộp giấy hình vuông có nắp: Hộp đáy là 12,6 cm và hộp nắm là 6,3 cm

  • 02 mảnh giấy hình vuông có kích thước lần lượt: 33 cm và 34 cm
  • Thước kẻ
  • Kéo
  • Keo hoặc băng dính 2 mặt

Bước 1: Cắt giấy

Hop giay 1

Để có 1 chiếc hộp có nắp, bạn cần 02 mảnh giấy hình vuông. Phần đáy cần chuẩn bị mảnh giấy lớn hơn phần nắp.

Như hình ảnh minh họa, bạn cần chuẩn bị 1 mảnh giấy hình vuông gấp đáy có kích thước 34 cm và 1 mảnh hình vuông khác để gấp nắp hộp là 33 cm.

Bước 2: Gấp 2 cạnh lại

Hop giay 2

Hop giay 3

Sau khi có mảnh giấy hình vuông. Bạn đặt mặt trái của mảnh giấy hướng lên trên (mặt phải úp xuống mặt bàn) và gấp 2 cạnh lại chạm vào mép nhau (Chia mặt giấy thành 4 phần bằng nhau và từ mép giấy, gấp lên ¼ mỗi bên vào, 2 cạnh sẽ gặp nhau tại đường thẳng giữa, chia đôi tờ giấy thành 2 phần bằng nhau).

Bạn mở tờ giấy phẳng lại như ban đầu, xoay 90o. Lặp lại, gấp 2 mép cạnh còn lại chạm vào mép nhau (như trên).

Dùng tay miết đường giấy xuống cho thành nếp

Bước 3: Gấp góc đối diện nhau

Hop giay 4

Mở tờ giấy phẳng trở lại,, bạn cầm 2 góc đối diện gấp lại với nhau (khi đó mảnh giấy sẽ thành hình tam giác)

Thực hiện tương tự như vậy với 02 góc còn lại

Khi mở ra, tờ giấy của bạn sẽ có các nếp gấp như hình này

Hop giay 5

Bước 4: Gấp 4 góc vào điểm giữa

Hop giay 6

Hop giay 7

Với tờ giấy mở phẳng, bạn gấp 04 góc gặp nhau tại 1 điểm giữa

Bước 5: Tiếp tục gấp 2 mép vào giữa

Sau kkhi gấp 4 góc vào giữa, bạn sẽ có 1 hình vuông mới. Tiếp tục, bạn gấp 2 cạnh để 2 mép cạnh gặp nhau ở đường thằng giữa (như Bước 2) Dùng tay miết đường giấy xuống cho thành nếp.

Hop giay 7

Mở tờ giấy ra, và xoay 90o, tiếp tục gấp 2 cạnh còn lại vào với nhau (như trên)

Hop giay 8

Bước 6: Tạo các góc hộp

Sau khi hoàn thành 05 bước trên, bạn sẽ có tờ giáy được gấp như hình dưới.

Mở 02 cạnh hình vuông đối nhau (như hình ảnh)

Hop giay 11

Vây bây giờ, bạn cần tạo góc cạnh cho hộp.

Hop giay 12

Bạn nâng lên thành “bước tường” từ 2 cạnh vừa mở.

Hop giay 13

Lưu ý, bạn không tạo thêm đường gấp mới, tất cả sử dụng những nếp gấp cũ ở các bước 1 – 5.

Hop giay 14

Dùng ngón tay của bạn nhấn ½ canh xuống để chạm đáy.

Hop giay 17

Tiếp tục lặp lại thao tác trên với cạnh đối diện. Khi 4 cạnh hình vuông đã được dựng lên. Nhấn bên trong hộp để các góc cạnh vừa khít với nhau và nắn chỉnh. Bạn có thể dụng kéo hoặc băng dính 2 mặt để cố định các mép cạnh vừa gấp

Vậy là bạn đã hoàn tất việc gấp ½ chiếc hộp xinh xắn.

Bạn thao tác tiếp tục như vậy đối với mảnh giấy còn lại.

Hop giay 19

Vậy là bạn đã có chiếc hộp có nắp xinh xắn để đựng những món đồ nhỏ gọn, dễ thương. Và đặc biệt khi giao tới khách hàng, thì khách của bạn sẽ cực ấn tượng với độ khéo léo tinh tế của Shop

Nguồn: Creativebug

Bao bì tạo nên dấu ấn thương hiệu của bạn trong lòng khách hàng?

đóng gói sản phẩm

Có nhiều yếu tố tạo nên dấu ấn thương hiệu của bạn ngay trên mỗi sản phẩm được giao tới tay khách hàng: Ấn tượng bao bì sản phẩm và cả trải nghiệm của khách hàng khi mở bao gói, lắp ráp/ sử dụng sản phẩm… Thật khó để Shop chăm chút và hoàn thiện tất cả, tuy nhiên, một vài trong tất cả yếu tố trên cũng đủ tạo nên trải  nghiệm thương hiệu và truyền tải tới khách hàng của bạn thông điệp thương hiệu.
Và điều Shop nên làm đó là lựa chọn một vài trong danh sách các yếu tố về bao bì tạo dấu ấn thương hiệu dưới đây để hoàn thiện hình ảnh tạo nên trải nghiệm đáng nhớ cho khách hàng của mình

#1 Hộp

Yếu tố quan trọng nhất của bao bì sản phẩm đó là hộp (dùng để đựng & bảo vệ sản phẩm khi vận chuyển). Thông thường thì hộp/ thùng cartoon là rẻ & thông dụng nhất.
Với các Shop thông thường, chỉ cần mua sẵn các hộp cartoon trơn theo kích cỡ sản phẩm hoặc mua bìa cartoon gập gói thành hộp.
Các Shop có quy mô lớn hơn, chuyên bán 1 dòng sản phẩm thì có thể đặt in hộp có logo Shop/ sản phẩm; thông số sản phẩm và những ký hiệu lưu ý khi vận chuyển sản phẩm.

#2. Giấy gói sản phẩm

Một lớp giấy nến trắng hoặc vải lụa mỏng bọc bên ngoài để bảo vệ sản phẩm tránh tiếp xúc cọ xát gây vỡ/ trầy xước; như tăng thêm bí ẩn và sự kích thích khi khách hàng mở đơn hàng, Tạo một cảm giác sản phẩm rất được bảo vệ và chăm chút.
Giấy gói sản phẩm thường dùng đối với các sản phẩm thủy tinh, hay mặt hàng cao cấp (nước hoa, đồng hồ, tranh…)

#3. Chất đệm

Chất đệm phổ biến và tiện lợi nhất là giấy báo cũ xốp, bọt khí hay túi không khí. Nhưng giấy báo cũ sẽ không trực quan hấp dẫn và không mang lại dấu ấn thương hiệu cho bạn.
Bạn nên lựa chọn bọt khí hay giấy nhăn (một loại màu) để chèn đệm cho sản phẩm

#4 Marque (Mác) cho sản phẩm/ đơn hàng

Bạn có nhiều cách để dán nhãn cho sản phẩm/ đơn hàng. Đây chính là dấu hiệu nhận diện thương hiệu của bạn:

  • In logo và thông tin thương hiệu lên thùng carton
  • In logo thương hiệu lên lớp giấy gói sản phẩm (giấy nến. vải lụa)
  • Túi đóng gói sản phẩm có in logo/ tên Shop
  • Đính kèm Card của Shop vào đơn hàng…

#5. Phiếu giảm giá/ Khuyến mại

Gửi kèm đơn hàng Phiếu giảm giá là cách thiết thực nhất bạn đưa thông tin ưu đãi tới trực tiếp đối tượng khách hàng quan tâm tới sản phẩm của bạn (khách hàng đó đã sử dụng sản phẩm của Shop)
Cũng là cách để bạn truyền thông, quảng bá cho Shop. Phiếu giảm giá đó có thể là coupon ưu đãi mua lần tiếp theo, hay coupon dành cho khách hàng tiếp theo được giới thiệu tới Shop

#6. Mẫu/ Quà tặng

Gửi kèm đơn hàng tới khách một mẫu sản phẩm mới của Shop hay quà tặng kèm theo sản phẩm nhân dịp ngày lễ như nhân thêm niềm vui cho khách khi nhận sản phẩm.
Shop cũng lưu ý những sản phẩm tặng kèm nên là sản phẩm bổ sung nhé, món quà của Shop sẽ trở nên ý nghĩa và đáng nhớ hơn, gắn liền với việc sử dụng hàng ngày của khách hàng của bạn.

Điểm khác biệt giữa 05 loại hình cung cấp dịch vụ Logistic

logistics-service-providers-partnership

Trong vận hành, thường nhắc tới các khái niệm 1PL, 2PL, 3PL, 4PL & 5PL. Sự phát triển mạnh mẽ của 3PL trong logistic và chuỗi cung ứng là điều tất yếu nhưng bao giờ Logistic trong nước đạt tới 4Pl và 5PL có nghĩa là gì?

Các khái niệm và một số điểm khác biệt về 05 loại hình cung cấp dịch vụ logistic sẽ giúp bạn nhận biết & phân biệt:

1PL (First Party Logistics hay Logistics tự cấp)

1 PL (chỉ một bên cung cấp dịch vụ logistic) là chính Shop hoặc doanh nghiệp có nhu cầu về kho hàng, vận chuyển hàng hóa; sẽ tự thực hiện tất cả các khâu của logistic. Các đơn vị này sẽ sở hữu cả kho hàng, phương tiện vận chuyển, nhà xưởng, thiết bị xếp dỡ và cả nguồn lực con người. Họ có thể là nhà sản xuất, thương mại, xuất nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ hay nhà phân phối… mà có nhu cầu vận chuyển hàng hóa của chính họ từ nơi sản xuất/ phân phối đầu tiên đến một điểm mới của họ.

2PL (Second-party logistic provider hay Nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển)

2PL là đơn vị cung cấp dịch vụ phương tiện logistic, đó chính là các bên vận tải chỉ cung cấp dịch vụ về phương tiện vận chuyển. Điển hình, đó là các hãng tầu, hãng hàng không chở hàng hay công ty chuyên chở. Họ chỉ đảm nhận 1 khâu đơn lẻ trong chuỗi logistic đó là chuyên chở.

3 PL (Third-party logistics provider hay Nhà cung cấp dịch vụ logistic tổng thể)

3PL là đơn vị thuê ngoài  về logistic dành cho các công ty có nhu cầu logistic thực hiện một phần hoặc toàn bộ việc quản lý chuỗi cung ứng hàng hóa thay cho họ. Tức là 3PL sẽ thực hiện các khâu logistic trên danh nghĩa của Shop/ Doanh nghiệp theo hợp đồng 2 bên thỏa thuận

3 PL thực hiện các nhiệm vụ như:  Thay mặt  doanh nghiệp thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa, cung cấp chứng từ giao nhận-vận tải và vận chuyển nội địa, đưa hàng đến điểm đến kho quy định,…Hai bên có sự liên kết chặt chẽ để theo dõi và quản lý hàng hóa

3PL điển hình như các bên DHL, Fedex, Maerk, Hợp nhất, TNT

4 PL ( fourth-party logistics provider hay Nhà cung cấp chuỗi logistic)

4PL quản lý và thực hiện các hoạt động logistics phức tạp (quản lý nguồn lực, trung tâm điều phối kiểm soát. 4 PL chứa cả 3PL để thiết kế chiến lược, xây dựng  và vận hành chuỗi phân phối cho đơn vị khách hàng một cách linh hoạt mà không đơn thuần là hoạt động của chuỗi cung ứng.

4PL đại diện cho khách hàng vận hành chuỗi cung ứng với vai trò quản lý, tập chung cải tiến hiệu quả quy trình và vận hành toàn bộ chuỗi cung ứng và logistics, bởi vậy 4PL đang ngày càng trở thành một bộ phận không tách rời trong hoạt động kinh doanh của doang nghiệp.

các chức năng kiến trúc và tích hợp các hoạt động logistics.

4PL = 3PL + dv CNTT + quản lý các tiến trình kinh doanh.

5PL (Fifth party logistics provider hay )

5PL là dịch vụ logistic phổ biến và phát triển nhất hiện nay dành cho Thương mại điện tử. 5PL  quản lý và điều phối hoạt động của các 3PL, 4PL thông qua các giải pháp thông tin liên quan đến cung và cầu trên thị trường dịch vụ giao hàng thương mại điện tử. Điểm đặc trưng của 5 PL là các hệ thống (Hệ thống quản lý đơn hàng (OMS), Hệ thống quản lý kho hàng (WMS) và Hệ thống quản lý vận tải (TMS). Cả ba hệ thống này có liên quan chặt chẽ với nhau trong một hệ thống thống nhất và công nghệ thông tin.

5PL là giải pháp dành cho các Shop, doanh nghiệp vừa và nhỏ, họ có thể tích hợp dễ dàng hệ thống quản lý/ ứng dụng của 5PL khi vận hành hệ thống chuyên nghiệp.