Thương mại điện tử Trung Quốc xâm nhập thị trường nông thôn

Trungtamtaobao_Alibaba_nongthontrungquoc

Nhóm người nông dân đang tìm mua các mặt hàng được bán trực tuyến trên website Thương mại điện tử Alibaba, trong cửa hàng Taobao có máy tính được kết nối Internet nằm giữa ngôi làng Tuguan, Vân Nam, Trung Quốc; có 170 hộ gia đình dân tộc thiểu số người Bạch sinh sống.
Khung cảnh diễn ra cho biết ngành bán lẻ đã xâm nhập tới vùng sâu, vùng xa nông thôn Trung Quốc, và dường như “cách mạng” Thương Mại điện tử đã về tới nơi đây, thay đổi thói quen và cuộc sống người dân. Ngay sau khi trung tâm Taobao về làng, ông Zhang Yibin, người nông dân trong làng đã đầu tư hàng ngàng USD mua một bộ quạt, một máy phun thuốc sâu và một chiếc xe ba bánh. Ông chia sẻ: “Khi mua sắm online, không những tôi tìm được giá rẻ hơn và có nhiều lựa chọn hơn, mà mọi thứ còn tiện lợi hơn rất nhiều nữa”.

ZhangYibin_chiecxebabanh_Alibaba

Trưởng phòng nông nghiệp địa phương, Ông Xu Dongzhu đã cử 3 nhân viên hỗ trợ Alibaba vận hành cửa hàng. Ông cho biết: “Các nông dân trong vùng đã khấm khá hơn và muốn mua sắm thêm nhiều thứ. Sau này, mọi người còn có thể bán nông sản trên Alibaba, từ đó cải thiện thu nhập và mang lại sự thịnh vượng cho tất cả”.
Cửa hàng Taobao tại làng Tuguan chính là một phần mạng lưới của Alibaba tiến sâu vào nông thôn, như tuyên bố của họ vào tháng 10 năm ngoái, đầu tư 10 tỷ nhân dân tệ (1,6 tỷ USD) để xây dựng hệ thống trên 100000 ngôi làng khắp Trung Quốc trong vòng 3 – 5 năm, nhằm hỗ trợ người dân đặt hàng, thanh toán trực tuyến và nhận hàng tận nơi.
JD.com, đối thủ lớn nhất của Alibaba và cùng với Alibaba chiếm tới 80% thị phần TMĐT Trung Quốc cũng tuyên bố đã mở rộng tới 46000 ngôi làng, mục tiêu cuối năm nay là TMĐT về tới 100000 ngôi làng.
Alibaba cam kết thời gian giao hàng tới các khu vực xa xôi nhất cũng không vượt quá 1 ngày so với thời gian giao hàng đến thị trấn gần nhất. JD.com thì còn mạnh dạn hứa hẹn sẽ giao hàng trong vòng 1-3 ngày.
Khó khăn về địa lý và hệ thống cơ sở hạ tầng đã được Alibaba và cả JD.com tìm ra giải pháp bằng hệ thống các kho, cửa hàng hay trung tâm. Alibaba mở các trung tâm Taobao để người dân nhận hàng tại đây. Còn JD.com thì lại xây dựng một quỹ tín dụng. nhằm hỗ trợ người dân tự xây dựng và phát triển mạng lưới giao hàng riêng của họ. Và kết quả là có tới 200 điểm phân phối mới của JD.com được mở ra nhờ Quỹ này trong vòng 6 tháng kể từ 6/2014.
Thị trường nông thôn Trung Quốc rất lớn, lên tới 700 triệu người. Vấn đề là ở chỗ thiếu trang thiết bị, người dân chưa được tiếp cận thương mại điện tử, trong khi nhu cầu tiêu dùng vẫn khá lớn. Chỉ có 20% số người dân tại nông thân sử dụng Internet, so với 75% ở thành phố, nhưng có tới 66% số người dùng internet ở nông thôn đã từng mua sắm online, so với con số 72% ở thành thị, theo thống kê của McKinsey. Và số liệu từ Trung tâm thông tin Internet Trung Quốc (CNNIC), số người sử dụng thương mại điện tử ở nông thôn trong năm 2014 đã tăng 40,6% so với 2013, đạt mức 77,14 triệu người.
Nguồn: Nhịp cầu đầu tư

Giao hàng, một phần trở ngại của TMĐT

mua-sam-truc-tuyen-an-toan

Bà Nguyễn Thị Thu Thủy, đại diện Nielsen, công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu tại Việt Nam nhận định rằng, ở Việt Nam, hơn 30% người dùng thích mua sắm online, 20% cho rằng mua online sẽ tiết kiệm chi phí, 15% thì lại từ bỏ mua sắm trực tuyến vì mất phí giao hàng.
Phát biểu này diễn ra trong Hội thảo “Từ dịch vụ chuyển phát tới hoàn tất đơn hàng” ngày 10.11 vừa qua, do Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam phối hợp với Cục Thương mại Điện tử và Công nghệ Thông tin tổ chức

Người tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam gia tăng mạnh mẽ

Theo thống kê, người dùng Việt Nam dành tới hơn 15 giờ/ tuần (2 giờ/ngày) mua sắm trực tuyến.
72% người dùng Việ Nam cho rằng mua sắm trực tuyến tiện lợi
18% có ý định sẽ mua online thực phẩm và đồ uống trong vòng 6 tháng nữa
Hơn 30% người dùng cho biết rất thích mua online
20% cho rằng mua online sẽ tiết kiệm chi phí và họ đăng ký nhận bản tin khuyến mãi với giá ưu đãi nhất
15% thì lại từ bỏ mua sắm trực tuyến vì mất phí giao hàng. Vậy nhiên, nhiều Shop hiện nay đã miễn phí giao hàng nội thành, hay miễn phí khi đơn hàng đạt mức đề xuất..
11% người dùng gặp khó khan khi thực hiện mua sắm online trên một số website
Như vây, theo bà Thủy, người dùng Việt Nam sẵn sàng và yêu thích trải nghiệm mua hàng online. Nhưng các website cần nghiên cứu và cải thiện trải nghiệm người dùng sao cho tiện lợi và tối ưu hóa quy trình, chính sách và chi phí giao hàng…

Tầng lớp trung lưu đẩy mạnh TMĐT phát triển

Trong buổi Hội thảo, bà Thủy cũng chia sẻ về xu hướng TMĐT, nhóm người dùng lớn nhất là tầng lớp trung lưu đang gia tăng, ước tính đến 3 tỷ người vào năm 2030 tại châu Á và ở Việt Nam, tăng gấp đôi từ 12 triệu người năm 2014 đến 33 triệu người năm 2020.
Bà Thủy chỉ ra, với tổng doanh số bán lẻ trên thế giới là gần 24. 000 tỉ USD thì TMĐT mới chỉ là 7%, nhưng sẽ tiếp tục gia tăng. Tổng doanh số bán lẻ của TMĐT năm 2015 so với 2014 đã tăng 18%.
Bà Thủy nói thêm: “Chúng ta có thể thấy TMĐT ở khu vực châu Á tăng 30%, là khu vực tăng nhanh. Trung Quốc là quốc gia châu Á có tiềm năng phát triển TMĐT nhất. Bắt đầu từ năm 2013, TMĐT ở Trung Quốc đã phát triển rất nhanh, nhanh hơn rất nhiều so với Mỹ”
Và đi đầu TMĐT đó là vé máy bay, quần áo phụ kiện và tour du lịch, tính trên cả thế giới và tại châu Á. Người dùng sẵn sàng chi tiêu cho mua sắm online và họ có thể mua mọi thứ nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân

Số lượng người dùng online tăng chóng mặt

Bà Thủy cũng cho biết, trên thế giới, 1/4 người dùng nói rằng họ đã đặt hàng trực tuyến
Hơn 1/2 sẵn sàng mua hàng trực tuyến trong thời gian tới.
Phân khúc mua online nhiều nhất từ 21 – 34 tuổi. Và được chia thành 04 nhóm:

  • Nhóm nghiện mua sắm: Họ coi việc mua sắm như một thú tiêu khiển, thích mua sắm và nhận thông tin từ Shop
  • Nhóm tìm thông tin: Nhóm khách hàng này coi website là nơi nghiên cứu sản phẩm, tìm thông tin trước khi ra Shop mua hàng trực tiếp
  • Nhóm săn khuyến mại: Họ quan niệm mua hàng online để tiết kiệm thời gian và có nhiều khuyến mại
  • Và nhóm đa nghi: Họ không giao dịch trực tuyến vì họ sợ thông tin tài khoản ngân hàng của họ không được bảo mật. Họ sợ chất lượng mặt hàng không đảm bảo và thậm chí, họ cũng không muốn chi trả phí giao hàng.

Và phân khúc mặt hàng được chia theo tỷ lệ giữa mua và xem:

  • Các mặt hàng có tỷ lệ xem và mua hàng tương đương là: mỹ phẩm, sách, đồ trẻ em, đồ cho thú cưng…
  • Những mặt hàng có tỷ lệ xem nhiều hơn mua là: máy tính, đĩa nhạc…
  • Những mặt hàng có tỷ lệ mua nhiều hơn xem là: vé máy bay trực tuyến…

Nguồn: Một thế giới

Từ kinh nghiệm phát triển TMĐT xuyên biên giới của Nhật Bản

hoi thao TMDT xuyen bien gioi

Hội thảo quốc tế “Xu hướng và cơ hội của Thương mại điện tử xuyên biên giới” được tổ chức bởi Cục Thương mại Điện tử và Công nghệ thông tin (TMĐT & CNTT) & Cục Chính sách Thương mại và Thông tin thuộc Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, ngày 12/11 tại Tp. Hồ Chí Minh; đã chia sẻ về mô hình TMĐT xuyên biên giới trên thế giới và tại Nhật Bản. Tại hội thảo, kinh nghiệm phát triển thị trường TMĐT quốc tế cũng được các doanh nghiệp TMĐT Nhật Bản chia sẻ cụ thể.

Ông Shinji Kakuno, Cục trưởng Cục Chính sách Thương mại và Thông tin Nhật Bản cho biết: Hiện nay, trên thế giới, Mỹ & Trung Quốc là 2 quốc gia dẫn đầu về TMĐT. Dự kiến, TMĐT thế giới đạt 2500 USD vào năm 2018. Thị trường bán lẻ tại các quốc gia Đông Nam Á (Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam ) phát triển mạnh mẽ, cơ sở hạ tầng tốt.

Tại Nhật Bản, TMĐT phát triển cả  hai chiều; người Nhật Bản mua hàng từ nước ngoài và người ở các quốc gia khác mua hàng từ Nhật Bản. Và ngay tại khu vực, người tiêu dùng Thái Lan mua hàng hoá trực tuyến từ website TMĐT Nhật Bản khá nhiều

Tuy nhiên, điểm hạn chế đối với các quốc gia trong khu vực đó là cổng thanh toán, phí logistic & thói quen mua sắm. Ở Việt Nam, người dùng thường thanh toán khi mua hàng (COD), thói quen này dẫn tới điểm hạn chế khi mua sắm quốc tế.

Trong khi thị trường Việt Nam có tới 40 triệu người sử dụng Internet và 58% người dùng tham gia mua sắm online và dự tính đạt doanh thu TMĐT 4 tỷ USD trong năm 2015 này. Và người tiêu dùng trong nước cũng rất quan tâm tới việc mua hàng quốc tế từ các website TMĐT như Amazon, Ebay….

Ông Trần Hữu Linh, Cục trưởng Cục TMĐT & CNTT Việt Nam (Vecita) chia sẻ về nhiều cơ hội hợp tác TMĐT cho các doanh nghiệp nội địa trong khu vực Đông Nam Á khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương  đã đàm phán thành công và Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào đầu năm 2016 sẽ được hình thành.

Từ đây, các doanh nghiệp Nhật Bản & Việt Nam đều cho rằng giải pháp được đưa ra cho các Doanh nghiệp Việt Nam đó là giải quyết các vấn đề về thói quen thanh toán, giảm thiểu chi phí giao nhận, rào cản ngôn ngữ…

Nguồn Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online

[Infographic] Tỷ lệ nghịch trong mạng lưới logistic Việt Nam

Sự phát triển của Thương mại quốc tế và thị trường bán lẻ trong nước đã đẩy mạnh ngành dịch vụ hậu cần logistic. Thống kê cho biết chi phí logistics của Việt Nam chiếm khoảng 25% GDP, tương đương khoảng 45 tỷ USD, trong chuỗi dịch vụ hậu cần này, dịch vụ vận tải đã chiếm tới 40 – 60% chi phí, được xem là thị trường dịch vụ khổng lồ.

Hiện nay ở Việt Nam, có tới 1200 doanh nghiệp logistic đang hoạt động, với mức thời gian hoạt động trung bình là 5 năm. Số doanh nghiệp có vốn đăng ký chỉ từ 1 – 1,5 tỷ đồng, chiếm tới 80% là các doanh nghiệp trong nước vừa và nhỏ.

Tỷ lệ nghịch khi doanh nghiệp trong nước chiếm tới 90% về số lượng thì chỉ đạt không quá 20% thị phần logistics cả nước, chủ yếu hoạt động nội địa và trong khu vực, trong khi 10% còn lại là các chi nhánh tập đoàn đa quốc gia hay công ty liên doanh nước ngoài nắm giữ 80% thị phần còn lại

logistic Việt Nam

Nguồn: CafeF

Boxme – Cổng dịch vụ hậu cần cho TMĐT

boxme_logo

Vừa qua, PeaceSoft đã ra mắt Cổng dịch vụ hậu cần cho TMĐT – Boxme nhằm cung cấp cho những người bán hàng có quy mô vừa và nhỏ chuỗi dịch vụ kho vận (fulfillment) từ lưu kho toàn quốc, xử lý đơn hàng, đóng gói hàng hoá, giao hàng – thu tiền, chuyển hoàn – đổi trả, một mô hình tương tự Amazon.

Giải pháp của BoxMe.vn đó là cung cấp dịch vụ ký gửi hàng của Shop tại kho của BoxMe, kho này sẽ là kho gần nhất so với địa điểm cửa hàng của Shop. Khi Shop có đơn hàng, Shop chỉ cần gửi lệnh mua đó về BoxMe, BoxMe sẽ lập tức lấy), đóng gói và giao hàng tới khách của Shop thông qua các dịch vụ Viettel Post, Kerry Express và ShipChung.

Một số tiện ích nổi bật của Boxme:

  • Kho hàng trải dài từ Bắc vào Nam: Hiện tại, Boxme sở hữu 2 kho lớn ở Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh, mục tiêu cuối năm 2016 sẽ có kho hàng ở cả 63 tỉnh thành.
  • Shop dễ dàng theo dõi, quan sát và điều động lượng hàng hóa của mình giữa các kho: ví dụ khách hàng của bạn đa phần nằm ở ngoài Bắc thì bạn chia hàng ra Bắc nhiều hơn. (Boxme sẽ đảm nhận việc chia kho, vận chuyển)
  • Quản lý tồn kho, theo dõi vận đơn, báo cáo thống kê, quản lý đơn hàng, dán mã vạch…

Như vậy, Shop chỉ trả chi phí xử lý khi phát sinh đơn hàng, qua đó sẽ cắt giảm được từ 30% – 50% chi phí bán hàng.

BoxMe.vn hứa hẹn sẽ trở thành một hình thức kho vận tương tự như Amazon, phát triển dịch vụ hậu cần kho vận hỗ trợ cho các Shop khâu vận hành và chi phí lưu kho.

Hiện trạng Logistic Việt Nam

Logistic Việt Nam

Logistic là khâu quan trọng của vận hành trong hoạt động thương mại. Và tại thị trường Việt Nam, nhất là khi ngành bán lẻ đang bùng nổ thì Logistic là một thị trường lớn, có quy mô tới 20 – 22 tỷ USD/ năm, chiếm 20.9%  GDP.

Điểm tồn tại của Logistic Việt Nam
Các doanh nghiệp Logistic trong nước bị cạnh tranh gay gắt và lép vế trước các đơn vị nước ngoài, các hoạt động dịch vụ nhỏ, manh mún và mới đáp ứng được khâu trong nước, ở quy mô khu vực và quốc tế thường phải sử dụng bên thứ 3.
Ngành vận tải biển chiếm thị phần lớn nhất trong Logistic thì các doanh nghiệp trong nước mới chỉ đáp ứng chuyên chở được 18% tổng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, Hiện có tới trên 25 doanh nghiệp logistics đa quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam và thu về nguồn lợi khổng lồ. Với tổng số 1200 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistic, mới chỉ phục vụ 1/4 nhu cầu thị trường logistics. Trong chuỗi cung ứng, doanh nghiệp nội địa mới chỉ cung cấp dịch vụ cho một số công đoạn.

Lý do hạn chế lớn nhất đó là cơ sở hạ tầng thiếu thốn và cũ kỹ.
Tới nay, chỉ có khoảng 20 cảng biển có thể tham gia việc vận tải hàng hoá quốc tế, các cảng khác chỉ có thể tiếp nhận các đội tàu nhỏ và chưa được trang bị các thiết bị xếp dỡ container hiện đại, còn thiếu kinh nghiệm trong điều hành xếp dỡ container.
Đường không cũng không đủ phương tiện chở hàng (máy bay) cho việc vận chuyển vào mùa cao điểm. Chỉ có sân bay Tân Sơn Nhất là đủ sức chứa các máy bay chở hàng quốc tế. Năng lực vận tải đường sắt không đựơc vận dụng hiệu quả do chưa được hiện đại hóa, chỉ chiếm 15%. Hệ thống kho bãi chỉ mới đầu tư ở mức nhà xưởng, hầu hết chưa được trang bị đồng bộ máy móc hỗ trợ.
Bên cạnh đó, một trong những tồn tại gây hạn chế cho ngành logistics Việt Nam là nguồn nhân lực quá ít so với nhu cầu phát triển. Theo ứơc tính của VIFFAS, nếu chỉ tính các nhân viên trong các công ty hội viên (khoảng 140) thì tổng số khỏang 4000 người. Ðây là lực lượng chuyên nghiệp, ngoài ra ước tính khỏang 4000-5000 người thực hiện bán chuyên nghiệp.

Cơ hội phát triển lớn
Theo dự báo, trong tương lai không xa, dịch vụ giao nhận kho vận (logistics) sẽ trở thành một ngành kinh tế quan trọng tại Việt Nam. Đặc biệt, trong 10 năm tới, khi kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam có thể đạt mức 200 tỉ USD/năm thì nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics lại càng lớn.
Vận tải biển có nhu cầu phát triển lớn, tới 90% hàng hóa xuất nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển. Đặc biệt là các cảng nước sâu để có thể thoả mãn được nhu cầu xuất nhập khẩu ngày càng tăng. Tổng khối lượng hàng qua các cảng biển Việt Nam hiện nay vào khoảng 140 triệu tấn/năm, tốc độ tăng trưởng hàng năm trong vòng 10 năm tới theo dự đoán là 20 – 25%.
Và đặc biệt là logistic trong ngành bán lẻ, năm 2014 đạt tới 11 nghìn tỷ VNĐ – thương mại điện tử vẫn là thị trường tiềm năng và hứa hẹn sự bùng nổ. Các doanh nghiệp giao hàng thương mại điện tử trong nước đã phát triển mạnh mẽ kết hợp yếu tố công nghệ hiện đại như tính phí tự động, theo dõi dơn hàng…, đáp ứng các dịch vụ giao hàng nhanh, giao hàng trong ngày, giao hàng tận nhà.

Nguồn Logistic4vn

Tốc độ tăng trưởng của ngành Logistic Việt Nam đạt 20%năm

logistic Việt Nam

Ngành kho vận hiện đang tăng trưởng với tốc độ khoảng 20%/ năm và được dự báo sẽ duy trì mức tăng trưởng hai con số trong ít nhất 5 đến 10 năm tới” Đây là con số VCSC (Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt) báo cáo về ngành Logistic Việt nam, với tổng giá trị đạt 50 – 60 tỷ USD. Mức tăng trưởng này được đánh giá khá nhanh chóng nhưng mức độ phát triển vẫn còn tương đối sơ khai cả về công nghệ lẫn cơ sở vật chất.
Yếu tố quan trọng thúc đẩy Logistic phát triển đó là mức tăng trưởng mạnh mẽ của hàng tiêu dùng trong nước. Việt Nam là một trong những thị trường bán lẻ tăng trưởng mạnh nhất thế giới. Theo thống kê, tổng mức bán lẻ từ năm 2009 đến năm 2014 tăng 17,5% lên 1.751 nghìn tỷ đồng (80 tỷ USD) và dự kiến đến năm 2019 sẽ lên đến 2.202 tỷ đồng.
Trong đó nổi bật là thương mại điện tử, tăng 43% trong năm 2014 với giá trị 11 nghìn tỷ đồng. Kéo theo nhu cầu về dịch vụ kho vận và các dịch vụ giao hàng thương mại điện tử chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu của khách hàng: giao hàng tận nhà, giao hàng trong 6h, thu tiền hộ COD…
Phần lớn các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam là các nhà cung cấp bên thứ hai (2PL), khác với tại các thị trường phát triển hơn, chủ yếu thuộc về các nhà cung cấp bên thứ ba (3PL) và nhà cung cấp dịch vụ quản lý chuỗi cung ứng khép kín.
VCSC dự đoán sự phát triển của hoạt động logistics tạo điều kiện để Việt Nam nhanh chóng nổi lên trở thành một trung tâm sản xuất mới trong khu vực. Các hiệp định thương mại tự do lớn ký kết trong thời gian tới sẽ đẩy nhanh xu hướng này, qua đó duy trì nhu cầu đối với nhiều loại hình dịch vụ logistics trong các năm tới.
Bên cạnh đó, Báo cáo rút ra kết luận rằng Thủ tục hải quan và quy trình pháp lý cầu kỳ tại Việt Nam làm tăng chi phí logistics, và giảm hiệu suất lao động, gây sự chậm trễ trong khâu vận chuyển hàng hóa xuyên biên giới.
Thứ nữa, đó là vấn đề về cơ sở vật chất yếu kém. Nhưng nhờ sự hỗ trợ của dòng vốn FDI sẽ giúp cải thiện đáng kể máy móc, thiết bị và cơ sở hạ tầng, đồng thời đầu tư vào công nghệ, đáp ứng chuỗi cung ứng phức tạp.
Việc đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng đường bộ, đường sắt, cảng và sân bay sẽ cho phép các doanh nghiệp trong nước cải thiện hiệu suất, qua đó tăng khả năng sinh lời

Chi phí Logistic Việt Nam cao hơn 2 – 3 lần so với mức trung bình thế giới

kho vận

So với các quốc gia phát triển, Chi phí Logistic của Mỹ chiếm 9% GDP, châu Âu khoảng 13%, Mexico là 14 %; so với mức trung bình thế giới là 15% thì Việt Nam đang cao hơn 2 – 3 lần với mức phí này lên tới 25% so với GDP.

Chi phí kho vận cao làm giảm khả năng cạnh tranh
Tuần qua, tại Hội thảo “Nâng cao khả năng tiếp cận các thị trường khu vực và toàn cầu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME)”, phát biểu của ông Nguyễn Bình – Quản lý cấp cao FedEx Đông Dương và Myanmar đã so sánh về chi phí kho vận tại Việt Nam (25% so với GDP), so với các quốc gia phát triển và mức trung bình của thế giới. Chính mức phí này là rất cao và làm giảm năng lực cạnh tranh của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như việc tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Ông Bình khuyến nghị để tăng kim ngạch thương mại thì cần giảm chi phí kho vận và đưa ra những lời khuyên cho doanh nghiệp
Thứ nhất, DN cần người tài “Đó là những người hiểu biết và nghiên cứu từng khâu trong mối quan hệ với toàn chuỗi cung ứng. Phân tích được nguồn cung hàng hóa, đầu mối vận chuyển sẽ mang lại hiệu quả cho DN như thế nào?…”
Thứ hai, trước tình hình hội nhập chuỗi cung ứng toàn cầu, DN cần nhận thức và phân tích được các điểm yếu của mình là gì?. Dựa trên các yếu tố: nguồn nguyên liệu đầu vào, nhà vận chuyển và giao hàng, nhà cung ứng…
Thứ ba, Linh hoạt để nâng cao năng suất sản xuất của Doanh nghiệp .

Mới chỉ 21% SME tham gia chuỗi cung ứng
Bên cạnh đó, chỉ có 21% SME của Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu so với 30% của Thái Lan, 46% của Malaysia. Và các doanh nghiệp chỉ tham gia ở khâu thấp nhất trong chuỗi cung ứng là lắp ráp và gia công, cung cấp các phụ tùng thay thế, chứ chưa tham gia sản xuất các sản phẩm chính.
Tuy nhiên, Ông Bình cũng ghi nhận rằng Việt Nam bắt đầu tham gia sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu tác động tới mức tăng trưởng của nền kinh tế. Và cũng cần phải cố gắng cải thiện hơn nữa để DN Việt Nam có nhiều cơ hội hơn để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, nâng cao cơ hội và khả năng cạnh tranh cho các DN nhỏ và vừa.

08 trở ngại của ứng dụng Drones giao hàng thương mại điện tử

Amazon-Prime-Air

Amazon-Prime-Air

Từ năm 2014, Amazone đã ra mắt Amazone Prime Air – Một loại máy bay không người lái phục vụ giao hàng thương mại điện tử trong thời gian chỉ 30 phút/ đơn hàng. Điều này đã thu hút dư luận người dùng và cả các hãng kinh doanh online, mở ra “kỷ nguyên” phương tiện công nghệ mới trong thương mại điện tử.

Tới thời điểm này, Cơ quan quản lý hàng không liên bang Mỹ vẫn đang đánh giá việc sử dụng máy bay không người lái và dự thảo bộ quy tắc liên quan tới phương tiện này. Vẫn tồn tại một số trở ngại mà các đơn vị thương mại điện tử cần tìm ra giải pháp trước khi ứng dụng máy bay không người lái giao hàng.

  1. Sắp xếp các đơn hàng

Trước khi các đơn hàng được giao tới khách hàng, chúng cần được tập hợp trong khu vực kho hàng để chuyến tiếp lên phương tiện vận chuyển. Với các máy bay không người lái, quy trình chuyển tiếp này cần được thực hiện lại hoàn toàn. Nhân viên kho vận cần sắp xếp lại hàng hóa để máy bay không người lái tự động nhặt từng đơn hàng một để thực hiện giao hàng.

  1. Giới hạn trọng lượng

Bởi vì máy bay không người lái chỉ có thể chuyên chở những đơn hàng trong trọng lượng cho phép, Shop cần phải chia đơn hàng thành nhiều phần vận chuyển. Điều này sẽ tăng chi phí vận chuyển và sẽ cần giải pháp để bù đắp chi phí cho khách hàng

  1. Các nhà cung cấp dropship

Dropshipping là xu hướng hiện nay, nhiều shop sử dụng Dropshipping để giảm chi phí vốn và lưu kho. Vậy thì những nhà cung cấp cần đầu tư máy bay không người lái để hỗ trợ việc giao hàng nhanh, tăng mức độ cạnh tranh với những đơn vị thương mại điện tử giao hàng trực tiếp từ kho của họ.

  1. Giới hạn khoảng cách

Máy bay không người lái chỉ có thể di chuyển trong không phận dành cho nó. Điều này dẫn tới việc các Shop nằm ngoài khu vực cần sử dụng xe vận chuyển các đơn hàng từ xa tới điểm đỗ của máy bay không người lái và nó chỉ thực hiện giao hàng trong bán kính định vị được khu vực khách hàng

  1. Nhu cầu đầu tư lớn

Sự ra đời của máy bay không người lái chỉ như là một phần của quy trình vận hành mới, yêu cầu đầu tư nhiều yếu tố phụ trội xung quanh nó

  1. Vận chuyển những hàng hóa có giá trị

Máy bay không người lái chỉ bay cách mặt đất vài trăm feet và có thể trở thành mục tiêu của những tên trộm ăn cắp hàng hóa. Các Shop cần phải lưu tâm tới điều này trước khi sử dụng máy bay không người lái giao những món hàng có giá trị cao

  1. Hạn chế của thời tiết

Khi khách hàng đăng ký sử dụng giao hàng bằng máy bay không người lái cần lưu ý thời tiết tại thời điểm giao hàng. Máy bay không người lái không phải là thiết bị lý tưởng trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt như mưa, bão, tuyết…

  1. Dịch vụ không bị gián đoạn

Máy bay không người lái có thể bị hỏng. Khi điều này xảy ra, Shop cần gửi một đơn hàng dự phòng khác để chiếc máy bay khác thực hiện giao hàng thay thế. Vì vậy cần xác định được địa điểm tổn thất, tìm lại đơn hàng và thiết bị

Diễn đàn Logistics Việt Nam 2015

l

Ngày 27/08/2015, Vietnam Supply Chain đã tổ chức Diễn đàn Logistic 2015, tại Tp. Hồ Chí Minh với sự tham dự của hơn 400 doanh nghiệp, chuyên gia trong lĩnh vực logistic, quản trị cung ứng.

Nội dung chính của Diễn đàn đề cập đến những vấn đề cần giải quyết và thách thức trong ngành logistic Việt Nam như giao hàng ở vùng sâu vùng xa (Last-mile logistics), giao hàng nội thành (City logistics), giải pháp giao hàng thương mại điện tử; hệ thống phân phối hàng hóa ở Việt Nam cho tương lai..

Các chuyên gia trong Diễn đàn đã tổng kết và đánh giá những phát triển tích cực trong dịch vụ logistic Việt Nam: số lượng doanh nghiệp vận chuyển, giao hàng tăng nhanh và dịch vụ logistic cũng tăng 20 – 25%/ năm (tăng cùng mức tăng 20 – 25%/năm của thị trường bán lẻ trong nước).

Và Diễn đàn đã đưa ra điểm yếu của Doanh nghiệp logistic Việt Nam về quy mô hoạt động trong phạm vi nội địa và các nước trong khu vực, thực tế là đóng vai trò đại lý hoặc trung chuyển cho các hãng logistic quốc tế.

Các doanh nghiệp Việt Nam bị cạnh tranh mạnh mẽ bởi khoảng 25 Công ty đa quốc gia, chiếm tới 70 – 80%  thị phần, có khả năng cung cấp trọn gói dịch vụ vận chuyển & rộng khắp trên toàn thế giới

Diễn đàn cũng đưa ra yêu cầu phát triển nhanh chóng & chuyên nghiệp, nâng cao yếu tố công nghệ trong ngành logistic Việt Nam để tăng khả năng cạnh tranh đối thủ “ngoại”, nâng cao thị phần & vị thế ngay trên “sân nhà”.