[P2] Đau đầu vì bán hàng online: làm gì khi đối thủ cứ cạnh tranh dìm giá?

 

 

canh_tranh_dim_gia

Không hẳn chỉ dịp cuối năm, có khi 10/12 tháng đều có ngày lễ để giảm giá, khách chẳng cần phải mò mẫm tìm hàng sale, mà các tin khuyến mại tự động gõ cửa đến mức khách bị nhiễu tin về giá. Dẫn tới tình trạng  khách không còn phản ứng mua với tin khuyến mại còn Shop thì rơi vào cuộc cạnh tranh dìm giá, mà không giảm thì khách không mua hàng mình.

Cứ sale mãi liệu Shop sẽ ra sao?

Khuyến mại chỉ là giải pháp tạm thời để giải phóng hàng tồn kho cuối mùa, kích thích tăng đơn hàng. Nhưng tới nay thì mọi chiến lược, kế hoạch marketing của Shop đều dẫn đến việc hạ giá, dẫn đến hệ lụy:

–          Khách mặc định hình ảnh của Shop là Shop bán hàng khuyến mại

–          Khách chỉ chờ đến khuyến mại để mua

–          Shop coi nhẹ việc chăm sóc khách hàng, cứ nghĩ chỉ cần giảm giá là có khách

–          Shop sẽ phải trà trộn hàng kém chất lượng để có giá siêu rẻ, vẫn có lãi

–          Shop sớm muộn phải đóng cửa vì không có lãi mà khách thì bỏ đi

Shop đã bỏ qua rằng

Giá không còn là lợi thế cạnh tranh trong cuộc đua này. Và khách hàng thì vẫn là thượng đế nên chăm sóc khách hàng chưa bao giờ là yếu tố phụ. Tâm lý khách là mắt thấy tay sờ, nên thời gian và thái độ giao hàng, hay đổi trả hàng mới chính là yếu tố quyết định lấy lòng khách.

Vậy Shop nên chăm sóc sau bán hàng như thế nào

–      Giao hàng nhanh trong ngày: Trước khi mua khách luôn hỏi bao lâu sẽ nhận hàng, giao hàng nhanh trong ngày chính là lý do để khách chọn mua ở Shop. Shop hứa nhưng cũng cần đảm bảo nhanh, chính xác như đã cam kết.

Theo thống kê thì khách quan tâm dịch vụ giao hàng ngang với chất lượng sản phẩm. Nhận hàng nhanh, khách còn được thỏa mãn cơn háo hức chờ hàng về, sẽ có tác động tới quyết định mua ở khách các lần sau, vì thế mà sẽ không còn ngần ngại nhiều mỗi khi chọn mua hàng tại Shop.

–      Thái độ giao hàng: Anh giao hàng leo cầu thang đưa sản phẩm tận nơi, rồi vừa thở vừa cười cũng đủ làm khách nhớ mãi về Shop. Và chính anh đã thay Shop chăm sóc khách hàng trực tiếp. Vậy nên Shop cần làm rõ với bên vận chuyển về quy trình & cách phục vụ (gọi điện trước khi giao, thái độ giao, giao lại đơn hàng mấy lần…)

–      Luôn theo dõi tình trạng đơn hàng: Tình trạng đơn hàng được cập nhật 24/7 nên Shop có thể nắm rõ để báo và xử lý tình huống xấu thay vì khách phải gọi ngược lại Shop.

–      Hỗ trợ đổi trả: Thật không khỏi ngạc nhiên và hài lòng vô cùng nếu Shop nhận và giao lại hàng đổi trả cũng nhanh và chuẩn như giao đơn hàng mới. Ngay sau khi khách đề nghị đổi trả, Shop cần thông tin nhanh để đơn vị vận chuyển hỗ trợ nhận và giao sản phẩm mới.

–      Và quan tâm tới khách từ những điều nhỏ nhất: Khách luôn muốn mình là riêng và duy nhất. Shop sẽ không khó để lưu tâm khách quen thích loại nào nếu chia phân khúc khách theo nhu cầu, ngay khi có sản phẩm mới đúng kiểu khách thích, Shop chỉ cần khoe chút là đủ gợi mở để khách sẵn sàng mở hầu bao mua hàng.

“Đắt sắt ra miếng”, khách sẵn sàng chi tiền nếu được nhận về xứng đáng, Shop chăm sóc khách thật tốt sau bán hàng còn là để giữ chân khách. Và chính những vị khách đáng mến này sẽ quảng cáo bằng “miệng” lôi kéo đông đảo khách hàng mới về Shop.

[P1] Đau đầu vì bán hàng online: Khách đặt xong hủy đơn shop phải làm sao?

huy don hang

Shop chưa kịp mừng vì đơn hàng tăng sau khi ra mắt sản phẩm mới hay chạy quảng cáo, khuyến mại…thì lại đau đầu ở chuyện nhiều đơn hàng bị hủy trước khi giao. Doanh thu không tăng như kỳ vọng, thậm chí còn sụt giảm và mất thêm cả khoản phí quảng cáo, đầu tư hình ảnh  mà hiệu quả có thể vẫn là con số không.

Nguyên nhân do đâu khách hủy đơn hàng?

Lý do khách hủy nhiều như lá mùa thu. Mà nguyên nhân phổ biến nhất là giao hàng chậm, đặt hàng hôm nay mà mấy ngày sau mới chuyển đến tận nơi được.

–          Giao hàng chậm nên khách không cần món đồ đấy nữa

–          Giao hàng chậm nên khách tìm thấy khuyến mại ở Shop khác

–          Giao hàng chậm nên khách lại chẳng thấy thích sản phẩm đó

–          Giao hàng chậm nên khách lại mua chỗ người quen

–          Giao hàng chậm nên khách cân nhắc nhiều lại thấy không đáng để mua

Vậy giải pháp của Shop là gì?

Đó là tìm mọi cách để hàng đến tay Khách hàng nhanh hơn:

#1. Xe ôm: Sẽ chạy giao ngay khi Shop có đơn hàng, rất nhanh và tiện nhưng rủi ro cao, Shop có thể mất tiền, mất hàng vì không có gì ràng buộc với Shop. Thêm nữa là ở trang phục và thái độ giao hàng phục vụ khách không có tác phong chuyên nghiệp.

#2. Giao hàng 6h: Shop chốt đơn hàng sáng giao ngay chiều, chốt chiều giao ngay sáng hôm sau để khách không còn thời gian thay đổi. Những đơn vị giao hàng nội thành hẳn sẽ phục vụ Shop & khách hàng của Shop thật chu đáo và còn các dịch vụ hỗ trợ như giao nhiều lần không tính thêm phí; thu hộ miễn phí và đối soát trả tiền 3 lần/tuần để thu hồi vốn nhanh chóng.

Một nghề cho chín còn hơn chín nghề, tập trung còn hơn đa dạng. Shop hãy lưu ý tìm các hãng vận chuyển chuyên cung cấp dịch vụ giao hàng 6h trong ngày (như bạn GHTK này) để đảm bảo được dịch vụ tốt nhất tới khách hàng của mình.

#3. Tạo chính sách giao hàng rõ ràng: Shop cần thông tin chi tiết về chính sách giao hàng, như một lời cam kết chính xác với Khách về phí và thời gian giao hàng. Ngay khi khách đặt mua thì đã biết khi nào sẽ nhận được hàng, khách sẽ không còn băn khoăn để thay đổi ý định nữa.

#4. Lựa chọn đơn vị vận chuyển để đảm bảo hàng đến đúng hẹn: Đơn vị vận chuyển uy tín đảm bảo cho Shop giao hàng nhanh, đúng hẹn với khách; tạo thiện cảm và ấn tượng bằng thái độ  niềm nở, nhiệt tình, tác phong chuyên nghiệp.

#5. Hợp tác chặt chẽ với đơn vị vận chuyển: Trước khi giao hàng, Shop cần đóng gói hàng đúng tiêu chuẩn để giảm rủi ro đổ vỡ, hư hỏng; thống nhất quy trình lấy và giao hàng để đơn hàng không bị thiếu thông tin hay đơn vị vận chuyển không tốn công chạy nhiều kho nhặt hàng.

Thời buổi thông tin và sản xuất phát triển nên Shop dễ dàng tìm được nguồn hàng phù hợp. Nhiều shop đã thành công không chỉ có nguồn hàng tốt mà khâu dịch vụ bán hàng và chăm sóc khiến khách hàng hài lòng đến mức ngạc nhiên. Và tốc độ giao hàng nhanh là một trong những yếu tốt tiên quyết để khách ấn tượng với dịch vụ của Shop.

Những yếu tố cần có trong chính sách đổi trả của Shop

chinh-sach-doi-tra

Việc đổi trả hàng có thể luôn là “mối phiền” đối với cả khách lẫn Shop, đôi khi khách cứ gọi mà Shop thì vẫn chưa tới nhận hay chưa gửi lại hàng đổi trả, rồi thì sản phẩm đó hết size, hết màu, rồi thì chưa hoàn lại tiền… Cả hai bên sẽ cứ trao đổi qua lại, nhiều đầu mối nhân viên chăm sóc khách hàng, thông tin không đồng nhất
Và như thế, nếu Shop không xây dựng quy trình và chính sách đổi trả rõ ràng thì khâu đổi trả đơn hàng sẽ mang đến điểm trừ cho Shop và khách hàng có thể sẽ từ bỏ đơn hàng và không quay lại lần tới.

Vậy chính sách đổi trả của Shop cần có những gì?

  • Điều kiện đổi trả
  • Những mặt hàng nào khách được phép đổi trả ?(Những sản phẩm làm đẹp, thực phẩm, sản phẩm khuyến mại, đồ thể dục thẩm mỹ… thì thường không áp dụng chính sách đổi trả)
  • Sản phẩm cần phải đảm bảo theo điều kiện nào? (Còn nguyên tem, nhãn, hóa đơn và chưa qua sử dụng…)
  • Thời gian đổi trả chỉ trong vòng bao nhiêu ngày kể từ ngày khách nhận hàng?
  • Mức phí đổi trả miễn phí hay khách phải trả?
  1. Quy trình đổi trả
  • Khách cần liên lạc với ai để yêu cầu đổi trả (Shop nên chỉ để một đầu mối liên lạc nhận thông tin & xử lý đơn hàng đổi trả)
  • Shop có hỗ trợ nhận đơn hàng đổi trả tận nơi, hay khách hàng phải đưa tới cửa hàng gần nhất của Shop

>>> Khâu nhận đơn hàng đổi trả này, Shop sẽ được hỗ trợ bởi đơn vị vận chuyển, nhận đơn hàng tại địa chỉ của khách và giao lại hàng đổi trả, hỗ trợ giao và nhận nhiều lần trong trường hợp khách vắng mặt (số lần giao nhận lại cũng cần được Shop quy định trong chính sách của mình)

  • Khách sẽ được chọn sản phẩm mới ngay khi có yêu cầu đổi trả? Nhân viên giao hàng sẽ giao sản phẩm mới & nhận lại đơn hàng đổi trả. Hay nhân viên giao hàng sẽ mang sản phẩm tới tận nơi để khách có thể chọn đổi trả? Hoặc Shop cần nhận được sản phẩm yêu cầu đổi trả mới giao sản phẩm mới tới khách?
  • Nếu sản phẩm đổi trả có mức giá chênh lệch hay đơn hàng đổi trả không thành công > Hủy đơn hàng thì khoản tiền đó được sẽ được hoàn trả trong thời gian bao lâu?

Đổi trả đơn hàng sẽ là một phần của chính sách vận chuyển, Shop cần thống nhất với đơn vị vận chuyển quy trình đổi trả để có thể hỗ trợ khách hàng quy trình đơn giản & tiện lợi. Chính sách này cũng cần được thông tin rõ ràng & dễ tìm kiếm, khách hàng của bạn sẽ nắm được ngay trước khi ra quyết định mua. Xử lý đơn hàng đổi trả chuyên nghiệp & chu đáo sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí và tăng sự hài lòng của khách đối với Shop

Khách hàng mong đợi điều gì từ chính sách vận chuyển của Shop

khach-hang-mong-muon-gi-tu-chinh-sach-van-chuyen

Vận chuyển chỉ là khâu cuối cùng trong chuỗi vận hành của Shop, từ việc tìm kiếm nguồn hàng đáp ứng nhu cầu khách hàng, cung cấp với mức giá cạnh tranh, tăng trải nghiệm mua hàng và cuối cùng là khâu vận chuyển gồm có giao hàng và đổi trả. Nhưng nếu đơn hàng giao không thành công hay gặp rắc rối thì ngay lập tức khách hàng sẽ quy kết chung về việc không hài lòng về đơn hàng, về thái độ phục vụ của Shop.

Shop xây dựng chính sách vận chuyển tốt cũng chính là tạo nên dấu ấn khác biệt về dịch vụ khách hàng của mình, đánh vào tâm lý khách hàng “quý nhau là ở thái độ thân thiện & chu đáo”

Vậy điều khách hàng thực sự mong đợi từ chính sách vận chuyển là gì?

#1. Theo dõi tự động tình trạng đơn hàng: Khách hàng chỉ cần mã vận đơn là có thể tra được tình trạng đơn hàng, họ sẽ thoải mái hơn khi được chủ động cập nhật đơn hàng của mình tới đâu. Khi biết rõ tình trạng hay lý do đơn hàng phát không thành công hoặc bị thiệt hại nằm ở khâu nào, khách hàng sẽ dễ dàng thông cảm với Shop, tránh được nhiều thời gian lãng phí trong việc hỏi han, trao đổi online hay liên tục gọi trực tiếp tới hotline của Shop.

#2. Thông tin kịp thời: Shop luôn là người thông tin về đơn hàng sớm nhất. Bởi cho tới khi khách hàng nhận hàng thì đơn hàng mới được giao thành công và Shop vẫn chưa hết trách nhiệm trong việc hậu mãi. Khách hàng sẽ cảm thấy được quan tâm đặc biết và hài lòng nếu họ nhận được tin nhắn thông báo về sự cố đối với đơn hàng hay một lời cảm ơn đối với sản phẩm

#3 Dễ dàng tìm kiếm chính sách vận chuyển: Điều khách hàng quan tâm về sản phẩm ngay sau thông tin về giá đó là về vận chuyển. Đơn hàng có được giao kịp thời ngay thời điểm họ cần? Đơn hàng có được đổi trả? Mức phí này bên nào sẽ chịu? Vậy nên Shop nên công khai chính sách ở vị trí dễ thấy nhất thay vì việc khách hàng phải lần mò tìm kiếm qua các trang

#4 Miễn phí khi gọi tới Shop: Nếu Shop mở tổng đài hotline, thì nên đảm bảo rằng mọi cuộc gọi từ khách hàng là miễn phí. Bởi khi gọi tới Shop, khách hàng luôn mặc định điều đó

 

Thương mại điện tử Trung Quốc xâm nhập thị trường nông thôn

Trungtamtaobao_Alibaba_nongthontrungquoc

Nhóm người nông dân đang tìm mua các mặt hàng được bán trực tuyến trên website Thương mại điện tử Alibaba, trong cửa hàng Taobao có máy tính được kết nối Internet nằm giữa ngôi làng Tuguan, Vân Nam, Trung Quốc; có 170 hộ gia đình dân tộc thiểu số người Bạch sinh sống.
Khung cảnh diễn ra cho biết ngành bán lẻ đã xâm nhập tới vùng sâu, vùng xa nông thôn Trung Quốc, và dường như “cách mạng” Thương Mại điện tử đã về tới nơi đây, thay đổi thói quen và cuộc sống người dân. Ngay sau khi trung tâm Taobao về làng, ông Zhang Yibin, người nông dân trong làng đã đầu tư hàng ngàng USD mua một bộ quạt, một máy phun thuốc sâu và một chiếc xe ba bánh. Ông chia sẻ: “Khi mua sắm online, không những tôi tìm được giá rẻ hơn và có nhiều lựa chọn hơn, mà mọi thứ còn tiện lợi hơn rất nhiều nữa”.

ZhangYibin_chiecxebabanh_Alibaba

Trưởng phòng nông nghiệp địa phương, Ông Xu Dongzhu đã cử 3 nhân viên hỗ trợ Alibaba vận hành cửa hàng. Ông cho biết: “Các nông dân trong vùng đã khấm khá hơn và muốn mua sắm thêm nhiều thứ. Sau này, mọi người còn có thể bán nông sản trên Alibaba, từ đó cải thiện thu nhập và mang lại sự thịnh vượng cho tất cả”.
Cửa hàng Taobao tại làng Tuguan chính là một phần mạng lưới của Alibaba tiến sâu vào nông thôn, như tuyên bố của họ vào tháng 10 năm ngoái, đầu tư 10 tỷ nhân dân tệ (1,6 tỷ USD) để xây dựng hệ thống trên 100000 ngôi làng khắp Trung Quốc trong vòng 3 – 5 năm, nhằm hỗ trợ người dân đặt hàng, thanh toán trực tuyến và nhận hàng tận nơi.
JD.com, đối thủ lớn nhất của Alibaba và cùng với Alibaba chiếm tới 80% thị phần TMĐT Trung Quốc cũng tuyên bố đã mở rộng tới 46000 ngôi làng, mục tiêu cuối năm nay là TMĐT về tới 100000 ngôi làng.
Alibaba cam kết thời gian giao hàng tới các khu vực xa xôi nhất cũng không vượt quá 1 ngày so với thời gian giao hàng đến thị trấn gần nhất. JD.com thì còn mạnh dạn hứa hẹn sẽ giao hàng trong vòng 1-3 ngày.
Khó khăn về địa lý và hệ thống cơ sở hạ tầng đã được Alibaba và cả JD.com tìm ra giải pháp bằng hệ thống các kho, cửa hàng hay trung tâm. Alibaba mở các trung tâm Taobao để người dân nhận hàng tại đây. Còn JD.com thì lại xây dựng một quỹ tín dụng. nhằm hỗ trợ người dân tự xây dựng và phát triển mạng lưới giao hàng riêng của họ. Và kết quả là có tới 200 điểm phân phối mới của JD.com được mở ra nhờ Quỹ này trong vòng 6 tháng kể từ 6/2014.
Thị trường nông thôn Trung Quốc rất lớn, lên tới 700 triệu người. Vấn đề là ở chỗ thiếu trang thiết bị, người dân chưa được tiếp cận thương mại điện tử, trong khi nhu cầu tiêu dùng vẫn khá lớn. Chỉ có 20% số người dân tại nông thân sử dụng Internet, so với 75% ở thành phố, nhưng có tới 66% số người dùng internet ở nông thôn đã từng mua sắm online, so với con số 72% ở thành thị, theo thống kê của McKinsey. Và số liệu từ Trung tâm thông tin Internet Trung Quốc (CNNIC), số người sử dụng thương mại điện tử ở nông thôn trong năm 2014 đã tăng 40,6% so với 2013, đạt mức 77,14 triệu người.
Nguồn: Nhịp cầu đầu tư

Giao hàng, một phần trở ngại của TMĐT

mua-sam-truc-tuyen-an-toan

Bà Nguyễn Thị Thu Thủy, đại diện Nielsen, công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu tại Việt Nam nhận định rằng, ở Việt Nam, hơn 30% người dùng thích mua sắm online, 20% cho rằng mua online sẽ tiết kiệm chi phí, 15% thì lại từ bỏ mua sắm trực tuyến vì mất phí giao hàng.
Phát biểu này diễn ra trong Hội thảo “Từ dịch vụ chuyển phát tới hoàn tất đơn hàng” ngày 10.11 vừa qua, do Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam phối hợp với Cục Thương mại Điện tử và Công nghệ Thông tin tổ chức

Người tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam gia tăng mạnh mẽ

Theo thống kê, người dùng Việt Nam dành tới hơn 15 giờ/ tuần (2 giờ/ngày) mua sắm trực tuyến.
72% người dùng Việ Nam cho rằng mua sắm trực tuyến tiện lợi
18% có ý định sẽ mua online thực phẩm và đồ uống trong vòng 6 tháng nữa
Hơn 30% người dùng cho biết rất thích mua online
20% cho rằng mua online sẽ tiết kiệm chi phí và họ đăng ký nhận bản tin khuyến mãi với giá ưu đãi nhất
15% thì lại từ bỏ mua sắm trực tuyến vì mất phí giao hàng. Vậy nhiên, nhiều Shop hiện nay đã miễn phí giao hàng nội thành, hay miễn phí khi đơn hàng đạt mức đề xuất..
11% người dùng gặp khó khan khi thực hiện mua sắm online trên một số website
Như vây, theo bà Thủy, người dùng Việt Nam sẵn sàng và yêu thích trải nghiệm mua hàng online. Nhưng các website cần nghiên cứu và cải thiện trải nghiệm người dùng sao cho tiện lợi và tối ưu hóa quy trình, chính sách và chi phí giao hàng…

Tầng lớp trung lưu đẩy mạnh TMĐT phát triển

Trong buổi Hội thảo, bà Thủy cũng chia sẻ về xu hướng TMĐT, nhóm người dùng lớn nhất là tầng lớp trung lưu đang gia tăng, ước tính đến 3 tỷ người vào năm 2030 tại châu Á và ở Việt Nam, tăng gấp đôi từ 12 triệu người năm 2014 đến 33 triệu người năm 2020.
Bà Thủy chỉ ra, với tổng doanh số bán lẻ trên thế giới là gần 24. 000 tỉ USD thì TMĐT mới chỉ là 7%, nhưng sẽ tiếp tục gia tăng. Tổng doanh số bán lẻ của TMĐT năm 2015 so với 2014 đã tăng 18%.
Bà Thủy nói thêm: “Chúng ta có thể thấy TMĐT ở khu vực châu Á tăng 30%, là khu vực tăng nhanh. Trung Quốc là quốc gia châu Á có tiềm năng phát triển TMĐT nhất. Bắt đầu từ năm 2013, TMĐT ở Trung Quốc đã phát triển rất nhanh, nhanh hơn rất nhiều so với Mỹ”
Và đi đầu TMĐT đó là vé máy bay, quần áo phụ kiện và tour du lịch, tính trên cả thế giới và tại châu Á. Người dùng sẵn sàng chi tiêu cho mua sắm online và họ có thể mua mọi thứ nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân

Số lượng người dùng online tăng chóng mặt

Bà Thủy cũng cho biết, trên thế giới, 1/4 người dùng nói rằng họ đã đặt hàng trực tuyến
Hơn 1/2 sẵn sàng mua hàng trực tuyến trong thời gian tới.
Phân khúc mua online nhiều nhất từ 21 – 34 tuổi. Và được chia thành 04 nhóm:

  • Nhóm nghiện mua sắm: Họ coi việc mua sắm như một thú tiêu khiển, thích mua sắm và nhận thông tin từ Shop
  • Nhóm tìm thông tin: Nhóm khách hàng này coi website là nơi nghiên cứu sản phẩm, tìm thông tin trước khi ra Shop mua hàng trực tiếp
  • Nhóm săn khuyến mại: Họ quan niệm mua hàng online để tiết kiệm thời gian và có nhiều khuyến mại
  • Và nhóm đa nghi: Họ không giao dịch trực tuyến vì họ sợ thông tin tài khoản ngân hàng của họ không được bảo mật. Họ sợ chất lượng mặt hàng không đảm bảo và thậm chí, họ cũng không muốn chi trả phí giao hàng.

Và phân khúc mặt hàng được chia theo tỷ lệ giữa mua và xem:

  • Các mặt hàng có tỷ lệ xem và mua hàng tương đương là: mỹ phẩm, sách, đồ trẻ em, đồ cho thú cưng…
  • Những mặt hàng có tỷ lệ xem nhiều hơn mua là: máy tính, đĩa nhạc…
  • Những mặt hàng có tỷ lệ mua nhiều hơn xem là: vé máy bay trực tuyến…

Nguồn: Một thế giới

Cách nào để Shop giảm tối đa tỷ lệ chuyển hoàn?

IMGP2644b

Bởi nhiều lý do, đơn hàng giao không thành công và bị chuyển hoàn, điều này sẽ ảnh hưởng tới tâm lý khách hàng mua hàng lần sau, tới hiệu suất kinh doanh của Shop, hàng hóa bị lưu kho khá lâu, có thể bị tổn thất khi vận chuyển và cả đơn vị vận chuyển phải giao lại nhiều lần, trong khi mức phí giao lại này đơn vị vận chuyển thường sẽ miễn phí cho Shop…

Vậy Shop nên làm gì để giảm tỷ lệ chuyển hoàn

#1. Xác nhận thời gian giao hàng chính xác

Shop cần lưu ý thời gian giao hàng ngay trên sản phẩm để khi đặt hàng, KH có thể xác định được khoảng thời gian nhận hàng và sắp xếp nhằm giúp Đơn vị vận chuyển không phải giao nhiều lần hay chuyển hoàn
Đối với đơn hàng nội thành, Shop có thể cam kết chính xác theo lịch giao hàng của đơn vị vận chuyển (VD: Giao hàng 6 giờ, giao hàng ngay trong ngày hay giao trong ngày hôm sau).
Shop cũng lưu ý là Đơn vị giao hàng sẽ lấy hàng từ Shop và giao tới khách, thời gian giao hàng tính từ thời điểm Shop đăng đơn hàng lên hệ thống Đơn vị vận chuyển (nếu Shop chưa tích hợp cổng vận chuyển) mà không phải tính từ lúc KH đặt hàng. Có thể Shop sẽ gom đơn hàng theo ngày và đăng đơn, khi đó Shop nên dự trù được khoảng thời gian trễ này để xác nhận với khách hàng thời gian giao theo lịch của mình.
Đối với đơn hàng giao liên tỉnh, do đường xa và đơn hàng chuyển qua nhiều phương tiện, Shop nên xác nhận với Khách thời gian giao hàng là khoảng tối đa mà Đơn vị vận chuyển cam kết.

#2. Cung cấp chính xác số điện thoại và địa chỉ người nhận

 

dang don hang_GHTK

Shop cần yêu cầu khách hàng cung cấp chính xác địa chỉ của mình, địa chỉ cần có số tầng, số nhà, tên đường cụ thể. Địa chỉ nhận hàng nên là địa chỉ có  mặt thường xuyên của người nhận.
Trong trường hợp Khách hàng là nhân viên văn phòng thì nên cung cấp địa chỉ cơ quan của mình và có thêm lưu ý thời gian làm việc tại văn phòng sẽ giúp nhân viên giao hàng chủ động hơn là chỉ cung cấp địa chỉ nhà riêng.
Nhân viên giao hàng thường sẽ gọi điện trước khi tới giao hàng, để chắc chắn hơn, Shop nên yêu cầu khách hàng cung cấp 02 số điện thoại và với những đơn hàng giao liên vùng, thêm số liên lạc sẽ giúp giảm thiểu số lần chuyển hoàn do không liên lạc được với người nhận

#3. Cung cấp thông tin vận chuyển để khách hàng cùng theo dõi đơn hàng

Đơn vị vận chuyển có chức năng tra cứu thông tin 24/7 sẽ giúp khách hàng của Shop chủ động hơn rất nhiều, họ có thể chủ động theo dõi hành trình đơn hàng và sẽ hạn chế phiền tới Shop mỗi khi nhắn tin hỏi hay gọi điện.
Đồng thời, Shop cũng cần lưu ý theo dõi hành trình đơn hàng để nắm bắt được tình trạng đơn hàng giao không thành công ở khâu nào, tại sao lại chuyển hoàn? Để có thể xử lý kịp thời

tra cuu van don

 

Từ kinh nghiệm phát triển TMĐT xuyên biên giới của Nhật Bản

hoi thao TMDT xuyen bien gioi

Hội thảo quốc tế “Xu hướng và cơ hội của Thương mại điện tử xuyên biên giới” được tổ chức bởi Cục Thương mại Điện tử và Công nghệ thông tin (TMĐT & CNTT) & Cục Chính sách Thương mại và Thông tin thuộc Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, ngày 12/11 tại Tp. Hồ Chí Minh; đã chia sẻ về mô hình TMĐT xuyên biên giới trên thế giới và tại Nhật Bản. Tại hội thảo, kinh nghiệm phát triển thị trường TMĐT quốc tế cũng được các doanh nghiệp TMĐT Nhật Bản chia sẻ cụ thể.

Ông Shinji Kakuno, Cục trưởng Cục Chính sách Thương mại và Thông tin Nhật Bản cho biết: Hiện nay, trên thế giới, Mỹ & Trung Quốc là 2 quốc gia dẫn đầu về TMĐT. Dự kiến, TMĐT thế giới đạt 2500 USD vào năm 2018. Thị trường bán lẻ tại các quốc gia Đông Nam Á (Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam ) phát triển mạnh mẽ, cơ sở hạ tầng tốt.

Tại Nhật Bản, TMĐT phát triển cả  hai chiều; người Nhật Bản mua hàng từ nước ngoài và người ở các quốc gia khác mua hàng từ Nhật Bản. Và ngay tại khu vực, người tiêu dùng Thái Lan mua hàng hoá trực tuyến từ website TMĐT Nhật Bản khá nhiều

Tuy nhiên, điểm hạn chế đối với các quốc gia trong khu vực đó là cổng thanh toán, phí logistic & thói quen mua sắm. Ở Việt Nam, người dùng thường thanh toán khi mua hàng (COD), thói quen này dẫn tới điểm hạn chế khi mua sắm quốc tế.

Trong khi thị trường Việt Nam có tới 40 triệu người sử dụng Internet và 58% người dùng tham gia mua sắm online và dự tính đạt doanh thu TMĐT 4 tỷ USD trong năm 2015 này. Và người tiêu dùng trong nước cũng rất quan tâm tới việc mua hàng quốc tế từ các website TMĐT như Amazon, Ebay….

Ông Trần Hữu Linh, Cục trưởng Cục TMĐT & CNTT Việt Nam (Vecita) chia sẻ về nhiều cơ hội hợp tác TMĐT cho các doanh nghiệp nội địa trong khu vực Đông Nam Á khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương  đã đàm phán thành công và Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào đầu năm 2016 sẽ được hình thành.

Từ đây, các doanh nghiệp Nhật Bản & Việt Nam đều cho rằng giải pháp được đưa ra cho các Doanh nghiệp Việt Nam đó là giải quyết các vấn đề về thói quen thanh toán, giảm thiểu chi phí giao nhận, rào cản ngôn ngữ…

Nguồn Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online

[GHTK] Tra cứu vận đơn 24/7

Tra cuu van don

    • Tra cứu tình trạng đơn hàng 24/7
    • Không cần ĐĂNG NHẬP, cả KHÁCH HÀNG của Shop cũng có thể tự động tra cứu tình trạng đơn hàng.
    • Bạn chỉ cần gõ chính xác Mã vận đơn của Đơn hàng > Chọn “TÌM” để nắm rõ tình trạng đơn hàng: Mã GHTK bao gồm 12 ký tự: 01 chữ cái in hoa, 01 ký tự đặc biệt “ . “ & 10 chữ số

Dien ma van don

      • Thông tin chi tiết của Đơn hàng (Mã hàng, Tên , sốđiện thoại, địa chỉ liên lạc, phí ship…) & Lịch sử giao hàng sẽ được cập nhật chi tiết theo ngày, giờ
      • Cập nhật liên tục tới Shop cho tới khi Đơn hàng được hoàn tất – Giao tới tay khách hàng

———————————————————————-

THÔNG TIN TIẾT DỊCH VỤ GHTK DÀNH CHO BẠN

05 khó khăn Shop nhỏ lẻ phải đối mặt trong TMĐT 2016

canh tranh thương mai dien tu

Thương mại điện tử tiếp tục phát triển, đặc biệt trong ngành bán lẻ. Các Shop online ngày càng nhiều, các cửa hàng truyền thống cũng đều mở rộng kênh bán hàng online. Bởi đây vốn dĩ là kênh cần ít nguồn lực và nhân công nhất.

Nhưng ngược lại, khi thị trường bùng nỏ, các tập đoàn lớn quay sang bán lẻ thì các Shop nhỏ lẻ sẽ gặp nhiều khó khăn trong năm 2016 tới.

#1. Cạnh tranh về giá và phí giao hàng

Giá là yếu tố cạnh tranh cao nhất giữa các Shop online. Bởi đơn giản, hàng chục, hàng trăm Shop online bán 1 mặt hàng và không cần phải “lượn” nhiều, khách hàng chỉ cần vài thao tác nhỏ là có thể so sánh giá giữa các sản phẩm tương đồng ngay lập tức .Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến các Shop nhỏ lẻ, khó mà cạnh tranh với chuỗi cửa hàng hoặc các hang thuộc tập đoàn lớn, được trợ giá nhiều.

mien phi giao hang

Tiếp đó là miễn phí giao hàng đã trở thành điều tất yếu, các Shop nhỏ lẻ càng gồng mình để chịu thêm phần chi phí này. Trong khi các doanh nghiệp lớn sẽ phân bổ kho dải dác trong khu vực và ngoại tỉnh để giảm thiểu tối đa chi phí vận chuyển cũng như tăng tốc thời gian giao hàng

Vì vậy, các Shop nhỏ lẻ cần phân bổ kho hợp lý hoặc áp dụng mô hình dropshipping nhằm đẩy mạnh mức cạnh tranh về giá, chi phí giao hàng và thời gian giao hàng

#2 Cạnh tranh với các nhà sản xuất

Theo mô hình cũ, các Shop sẽ mua lại hoặc tìm nguồn hàng từ nhà sản xuất để kinh doanh, Tuy nhiên, khi thương mại điện tử ra đời, chi phí giảm thiểu và cách thức vận hành đơn giản, các nhà sản xuất có xu hướng quay sang tham gia bán lẻ. Như vậy, vừa là nhà cung cấp vừa là đối thủ cạnh tranh của các Shop online

thuong mai dien tu

#3 Cạnh tranh bán hàng trên kênh mạng xã hội

Năm 2016, mạng xã hội tiếp tục vừa là kênh bán hàng hiệu quả nhất, vừa là công cụ marketing lý tưởng nhưng mức độ cạnh tranh ngày càng gia tăng

Facebook và Pinterest vẫn là nguồn dẫn lượng truy cập lớn cho thương mại điện tử. Và khách hàng sử dụng chính kênh này để tìm kiếm sản phẩm mình yêu thích

Thêm vào đó là sự bùng nổ các nút mua hàng trên kênh mạng xã hội, điều này có thể dẫn tới chính mạng xã hội sẽ là kênh bán hàng thương mại điện tử trong năm 2016.

Và các Shop nhỏ lẻ cần nắm được xu hướng này để tiếp cận sớm, có thể bán hàng trực tiếp và cạnh tranh

#4 Cạnh tranh lòng trung thành của khách hàng

Yếu tố khách hàng luôn là quan trọng nhất đối với Shop trong thương mại điện tử trong những năm tới. Nhưng chắc rằng, các Shop có nhiều cơ hội hơn để mua lòng trung thành của khách hàng thay vì tìm kiếm khách hàng mới.

Do số lượng khách hàng không lớn, các Shop nên kết hợp đa kênh để tăng tương tác khách hàng: Qua các kênh như trả lời tin nhắn nhanh, gửi email marketing, gọi điện xác nhận đơn hàng, chính sách đơn hàng đổi trả phù hợp…

#5. Cạnh tranh về yếu tố nội dung

Sáng tạo và tạo yếu tố thu hút bất ngờ, đó là yêu cầu về nội dung mà Shop cần phải hướng tới để xây dựng. Nội dung đã trở thành yếu tố chiến thuật quan trọng để thu hút khách hàng mới cũng như níu chân khách hàng cũ. Xu hướng nội dung của thương mại điện tử sẽ bùng nỏ đó video

Các Shop nhỏ lé có rất  nhiều công cụ online để tạo video và ứng dụng các hiệu ứng, âm thanh nhằm tăng yếu tố hữu ích và tác động tới khách hàng ngay tức thì.

Nguồn Practicalecommerce